Wednesday, June 5, 2013

Trị bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh

Trị bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh - Phương thuốc đơn giản mà hiệu quả tuyệt vời.

Xem trước

Nhiều bệnh nhân khốn đốn vì sỏi thận. Yên tâm cây thuốc hiệu quả nhất đang ở trong vườn nhà bạn.

Tác dụng:
* Làm tan sạn thận, sạn mật
* Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi)
* Trị rắn độc cắn
* Trị bệnh trường phong hạ huyết
* Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu
* Trục giun
* Trị di,mộng,hượt, tinh
*Trị ho gà.

1. Làm tan sạn thận, sạn mật

Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất canxi ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất canxi trong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.

CÁCH LÀM:

Trái đu đủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết.

Chữa bệnh sỏi thận bằng nước chanh và trà

Sỏi thận nhỏ có thể không gây quá đau đớn, nhưng khi có sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang, ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu và gây đau đớn.

Sỏi thận là một chất sạn cứng và kết tinh, hình thành trong thận hoặc ở đường tiết niệu. Chất thải quá mức nhất định trong nước tiểu có thể sản xuất tinh thể cực nhỏ, mà biến thành đá và trở thành một lý do làm cho tình hình sức khỏe trầm trọng hơn. Do đó, cần phải tán sỏi thận càng nhanh càng tốt. Có rất nhiều cách để hòa tan sỏi thận. Nhưng dùng nước chanh để hòa tan sỏi thì không phải ai cũng biết. Biện pháp này vừa dễ dàng thực hiện, lại không tốn kém.

Sỏi thận nhỏ có thể không gây quá đau đớn, nhưng khi có sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang là có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu và gây đau đớn. Trong nhiều trường hợp, người bị sỏi thận thường bị chảy máu kèm nước tiểu, đau vùng bụng, đau sườn hoặc đau háng.

Sỏi thận có thể được hình thành bởi bốn loại như canxi, đá cystine, sỏi do đá struvite và đá axit uric. Tất cả các sỏi thận có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hệ thống thận. Nói chung sỏi do đá canxi là loại phổ biến nhất trong các trường hợp bị sỏi thận ngày nay, sỏi do đá cystine là hiếm hoi nhất. Sỏi do đá cystine xảy ra do rối loạn di truyền.

Các triệu chứng của sỏi thận
- Đau bụng thận cấp tính
- Đi tiểu ra máu vì lớp niêm mạc trong niệu quản hay mô bị tổn thương trong thận.
- Bị chuột rút đau ở vị trí của thận hoặc ở bụng dưới.
- Thường xuyên đi tiểu
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Ớn lạnh
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Sốt
- Nước tiểu có mùi khó chịu hoặc bị vẩn đục

Nguyên nhân của sỏi thận
- Bệnh gout
- Tăng canxi niệu đạo
- Bệnh viêm ruột
- Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, canxi có chứa thuốc kháng axit, chất ức chế protease indinavir (Crixivan) - một loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh nhiễm HIV...
- Yếu tố thức ăn

Làm thế nào để hòa tan sỏi thận?
- Nước chanh: Mỗi ngày uống một ly nước chanh có thể làm tan chảy sỏi thận do canxi. Thói quen này tuy không được coi là biện pháp chữa trị hữu hiệu nhất nhưng về lâu dài sẽ có tác dụng. Còn để yên tâm hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ.
- Trà: Trà được chế biến từ các loại thảo mộc bao gồm cả gốc tú cầu, rễ khoai mỡ tự nhiên, vỏ cây chuột rút, cỏ dại Joe-Pye, cỏ thi lá, lá chuối và lụa ngô… thường được coi là có tác dụng phòng và chữa sỏi thận. Cho hỗn hợp trên vào nước và đun sôi rồi âm ỉ trong 15 phút ở nhiệt độ thấp. Sau đó cho vào tủ lạnh để uống. Mỗi ngày bạn có thể uống 3-4 tách trà này.

Chẩn đoán sỏi thận
Để biết về diện tích, kích thước và loại sỏi thận, bác sĩ có thể thực hiện theo các thử nghiệm sau đây:
- Phân tích nước tiểu để quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng
- Xét nghiệm máu để công nhận số lượng dư thừa của một số hóa chất gây sỏi thận
- Chụp X-quang hình ảnh những canxi gây sỏi thận
- Siêu âm
- Urogram tĩnh mạch (IVU) bằng cách cho tiêm, bác sĩ có thể xem toàn bộ hệ thống tiết niệu và sỏi trên hình ảnh X-quang. Để thực hiện một hình ảnh ba chiều của vị trí cụ thể, quét CT (chụp cắt lớp vi tính) được sử dụng.

Làm thế nào để ngăn ngừa sỏi thận?
Hãy tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B tổng hợp. Tránh uống các loại nước soda và các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Thay vào đó nên uống nước rau và nước trái cây để loại bỏ sỏi thận.

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.

Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4g mỗi ngày) có thể gây bệnh. Hậu quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa. Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.

Thành phần sỏi

Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu và việc nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật điều trị, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.

Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh bắt đầu thấy đau. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.

Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước tiểu. Khi thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.

Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi

1. Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

2. Một số loại rau quả: Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.

3. Muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu

Ngoài ra cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi cao, axit ascorbic và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng. Hạn chế muối và mỡ

Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận

Phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa hình thành sỏi thận là pha loãng nước tiểu, do đó cần uống nhiều nước, để mỗi ngày thải ra khoảng 2-2,5 lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim mạch.

Thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận

1. Canxi: Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã chứng minh là không chính xác.

Thực tế, việc “nạp” các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

2. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.

Điều trị sỏi thận, huyết áp thấp với dứa

Lưu ý: Chất bromelain có trong dứa lại có thể gây tiêu chảy nếu mẹ bầu ăn nhiều dứa. Vì vậy nếu mẹ bầu muốn ăn dứa để chuyển dạ thì cũng khó mà thực hiện được vì khi ăn nhiều dứa sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy hoặc dị ứng dứa.

Dứa không chỉ là một loại trái cây bổ dưỡng mà nó còn có tác dụng trị bệnh hiệu quả.

Theo Đông y, quả dứa có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, chống viêm, tẩy độc. Nhiều tác giả cho rằng ăn dứa hằng ngày có thể chống tăng huyết áp và lợi tim mạch chống chứng huyết khối phòng ngừa tai biến. Nước ép dứa chín dùng nhiều lần trong ngày tác dụng nhuận tràng, tiêu ứ trệ.

Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric). Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao.

Một tài liệu khác cho biết: Trong 100g phần ăn được cho 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16 mg ca, 11 mg phospho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.

Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng.

Quả dứa có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, giúp tiêu hóa...

Bài thuốc trị bệnh từ quả dứa

1. Sỏi thận: Nước ép quả dứa nướng cháy vỏ ngoài trộn với một quả trứng gà, đánh nhuyễn, uống làm một lần (ngày hai lần, liền 3 ngày).

Hoặc: Quả dứa thái miếng, nấu nhừ với 0,5 g phèn chua trong 2-3 giờ, ăn cái, uống nước, dùng 7 ngày.

2. Đau gan, viêm gan: Vỏ quả dứa 50 g, phối hợp với cây chó đẻ răng cưa 20 g, gan lợn 100 g, thái nhỏ sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

3. Sốt nóng, khát nước: Nõn dứa (đọt non) 20-30 g cắt nhỏ, giã nát, ép lấy nước uống hoặc phơi khô, sắc nước uống.

4. Chữa thấp khớp từ lá dứa: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

Lá dứa là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.

5. Trị huyết áp thấp, đầu choáng váng, mắt hoa, chân tay bải hoải rã rời: Lấy thịt quả dứa 250 g thái thành miếng, thịt gà 60 g, cho chút bột hồ tiêu rồi nấu chín để ăn. Món ăn này có công năng kiện tỳ, ích khí.


Chất bromelain có trong dứa lại có thể gây tiêu chảy nếu mẹ bầu ăn nhiều dứa.

6. Chữa tiêu hóa kém, tiêu chảy do ăn các thực phẩm khó tiêu: Thịt quả dứa 250 g, ép lấy nước uống ngày 2 lần. Thuốc có công năng tiêu thực, chỉ tả.

7. Chữa thủy thũng: Thịt quả dứa 250 g thái ra ăn ngày 2-3 lần, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng.

8. Chữa các bệnh do tỳ-vị-khí hư suy, tiêu khát, tiểu tiện bất lợi: Lấy ba quả dứa, gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, đun nhỏ lửa để cô đặc lại, để nguội rồi trộn đều với 1.500 g mật ong thành cao dứa để ăn.

Bệnh sỏi thận: Lo lắng tìm giải pháp điều trị

Sỏi thận là một bệnh phổ biến và hay tái phát. Và trên thế giới, cũng như ở Việt Nam hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng nhiều phương pháp cho từng đối tượng bệnh nhận khác nhau và điều người bệnh lo lắng là tìm ra phương pháp điều trị ít hại sức khỏe nhất.

Cách phổ biến nhất là phương pháp mổ mở dành cho các loại sỏi lớn trên 20mm. Nhưng với phương pháp này, người bệnh sẽ phải chịu đựng đau đớn kéo dài, có khả năng biến chứng nhiễm trùng, chảy máu, suy giảm chức năng thận từ 10-30% trong trường hợp sỏi san hô phức tạp, suy yếu thành bụng, thậm chí sỏi còn bị sót. Điều này gây tổn thương và suy giảm sức khỏe rất lớn cho người bệnh sau khi phẫu thuật.
Từ năm 1980, phương pháp nội soi thận qua da chuẩn thức (Standard NLPC) được ứng dụng thành công và trở thành một phương pháp phẫu thuật phổ biến trên thế giới, khắc phục được hầu hết những biến chứng hậu phẫu cho bệnh nhân. Chức năng thận tạm chấp nhận mức suy giảm dưới 1%, tỷ lệ chảy máu cũng chỉ khoảng 2%. Đây là tín hiệu tốt cho những bệnh nhân sỏi thận. Tuy nhiên, phương pháp này thường áp dụng được ở những bệnh nhân có sỏi lớn hơn 20mm hoặc sỏi san hô.

Với các trường hợp sỏi nhỏ hơn 10mm, thì phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng. Tuy nhiên, nếu sỏi quá cứng hoặc sỏi ở đài dưới thận hay có bất thường về giải phẫu thì có thể là nguyên nhân gây thất bại, ngay cả khi bệnh nhân đã phải tán nhiều lần.

Còn theo phương pháp mới nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi thận qua da siêu nhỏ (Ultra-mini NLPC) dành cho các trường hợp sỏi có kích thước từ 10-20mm. Nếu nội soi thận qua da chuẩn thức (Standard NLPC) được các bác sĩ rạch 10mm tại vùng lưng để đưa dụng cụ vào tán sỏi và hút ra thì với phương pháp nội soi thận qua da siêu nhỏ (Ultra-mini NLPC), vết rạch chỉ còn 4,5mm. Đây là thành quả nhiều năm nghiên cứu của các bác sĩ, giúp bệnh nhân sỏi thận giảm thiểu sang chấn sau mổ (chỉ còn 0,12%), ít đau nhất và thời gian điều trị rút ngắn chỉ còn 1-2 ngày.

Sỏi thận Biểu hiện và chẩn đoán sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm.

Sỏi được tạo thành trong thận với nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ như những hạt cát tới sỏi lớn bằng quả trứng. Có những sỏi nhỏ tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận lớn gây đau đớn và không thể tự ra được nếu không có sự can thiệp của thầy thuốc.

 Nguyên nhân tạo sỏi là gì?

Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi.  Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến  suy thận. 

Có 4 loại sỏi thận chính:
- Sỏi canxi là loại phổ biến nhất, khoảng 80-90% sỏi thận là canxi oxalat và canxi phosphat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận  dễ bị sỏi canxi.

- Sỏi phosphat ammonium magnesium do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn làm tổn thương đến thận.

- Sỏi acid uric hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi.  Chế độ ăn giàu chất đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏi urat cao.  

- Sỏi cystine hiếm gặp hơn. Cystine là một loại amino acid. Ở người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không hấp thu lại xistine. Xistine không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.

Biểu hiện bệnh ra sao?

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Bệnh nhân có thể có sốt cao 38 – 39o, và/hoặc ớn lạnh,  thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.

Chữa trị sỏi thận như thế nào?

Để điều trị sỏi thận hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng. Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat như sữa, pho mát, nước chè đặc; ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Một số phương pháp điều trị sỏi thận có thể áp dụng:

- Tán sỏi ngoài cơ thể: Các sỏi đài bể thận nhỏ, đường kính dưới 20 mm có thể dùng năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi.  Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.

- Tán sỏi thận qua da là phương pháp đưa một máy tán sỏi vào cơ thể qua da vùng thắt lưng vào thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Phương pháp này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.  

- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: sỏi lớn đường kính trên 40mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước…

Làm gì để phòng sỏi tái phát?

Khoảng hơn 50% số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát nên cách tốt nhất là thực hiện biện pháp phòng ngừa như sau : thay đổi thói quen sinh hoạt, nên uống đủ nước (khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày); giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric; uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu;  người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hormon cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.

Bí quyết ngăn ngừa bệnh sỏi thận

Mùa hè, cơ thể dễ bị mất nước nên khả năng bị sỏi thận càng tăng lên rõ rệt. Để phòng ngừa nguy cơ này, bạn hãy áp dụng 7 bí quyết sau đây.

Chúng ta thường không nghĩ rằng bệnh sỏi thận có liên quan đến sự tăng lên của nhiệt độ thời tiết và độ ẩm không khí. Trên thực tế thì "tỉ lệ các trường hợp bị sỏi thận tăng lên 40% trong mùa hè do sự gia tăng nhiệt độ. Khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành sỏi thận" - theo quan điểm của Tiến sĩ Abhinandan Sadlalge, Trưởng khoa Tiết niệu, bệnh viện RG Stone Urology and Laparoscopy (Ấn Độ).

Những người làm việc trong môi trường nóng hoặc có một thói quen không uống đủ nước sẽ dễ bị sỏi thận. Đặc biệt, nhiệt độ tăng lên 5-7 độ sẽ làm tăng 30% các vấn đề liên quan đến bệnh sỏi thận. Khi một người di chuyển từ các vùng có nhiệt độ trung bình đến sinh sống tại khu vực có khí hậu ấm áp hơn thì sự hình thành sỏi thận càng rõ hơn. Chính vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận đặc biệt cao ở những vùng có khí hậu khô, nóng.

Sỏi thận hình thành do cơ thể bị mất nước, mà sự gia tăng nhiệt độ là một nguyên nhân dẫn đến mất nước. Mất nước cuối cùng dẫn đến nước tiểu đặc hơn, do đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Tiến sĩ Abhinandan cũng đưa ra 7 bước để ngăn ngừa sỏi thận trong mùa hè như sau.

1. Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ: Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi...). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi. 

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.

2. Uống nước chanh: Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu là khoáng sản, chất lỏng và axit bị mất cân bằng. Tức là lúc này hàm lượng các chất như canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận. 

Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.

3. Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate: Oxalat là một loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sô cô la; cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.

4. Cắt giảm lượng caffeine: Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá... vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.

5. Giảm lượng muối ăn hàng ngày: Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.

6. Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá: Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.

7. Giảm cân để giữ sức khỏe: Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao...

Cùng loại bỏ bệnh sỏi thận nhờ thực phẩm

Nếu bạn được chuẩn đoán là bị sỏi thận, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình. Một số loại thực phẩm có tác dụng làm vỡ sỏi và tống xuất chúng ra khỏi cơ thể.
Người mắc sỏi thận không nên ăn hồng. 
Thường xuyên ăn những loại thực phẩm này là cách để bạn loại bỏ sỏi thận.
Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến. Chúng phát triển trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển sỏi thận.
Sau đây là những loại thực phẩm các tác dụng loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể.

Trái cây họ cam quýt
Những loại trái cây như cam, chanh, bưởi và những loại trái cây họ cam quýt khác rất có lợi trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Những loại trái cây này có chứa axit citric, một loại chất có vai trò quan trọng trong việc phá hủy và “trục xuất” sỏi ra khỏi cơ thể.
Có điều này do axit citric bao quanh các viên sỏi. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm viên sỏi không thể phát triển to hơn nữa và cứ tiếp tục bao quanh viên sỏi cho đến khi nó bị phá hủy. Axit citric là một hợp chất mạnh và làm phá hủy sỏi thận ở mức độ ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, những viên đá sẽ bị phân hủy và đi ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi trong việc điều trị sỏi thận. Loại thực phẩm này có tác dụng làm sạch cơ thể từ bên trong nếu được tiêu thụ ở một lượng phù hợp. Yến mạch và các loại ngũ cốc là nguồn chất xơ tuyệt vời. Những loại thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình bài tiết trong cơ thể và quá trình này sẽ giúp đẩy các viên sỏi ra khỏi thận. Tuy nhiên, những loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có tác dụng tốt hơn so với loại tinh chế.
Những loại trái cây và rau có hàm lượng chất xơ cao cũng là loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn của các bệnh nhân sỏi thận, bởi chúng cũng sẽ giúp các viên sỏi nhanh chóng bị đẩy ra ngoài cơ thể.

Nước ép quả nam việt quất
Nước ép của quả nam việt quất là phương thuốc phổ biến được sử dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Quả nam việt quất có hàm lượng axit cao, vì vậy mà chúng có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Quả nam việt quất tươi hay nước ép của nó đều đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng rất lớn đối với bệnh nhân sỏi thận. Chúng khiến các viên sỏi thận bị phá vỡ và sau đó là tống xuất chúng ra khỏi cơ thể.
Quả nam việt quất cũng có tác dụng ngặn chặn sự phát triển của những viên sỏi. Trong hầu hết các trường hợp những viên sỏi này được phân hủy và đưa ra ngoài cơ thể quá nước tiểu. Quả nam việt quất là một loại trái cây dễ ăn, vì vậy hãy thường xuyên sử dụng chúng.