Monday, December 29, 2014

5 sai lầm khi điều trị sỏi thận , sỏi mật

Sỏi thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Quá trình điều trị có thể vấp phải nhiều trở ngại nếu người bệnh vẫn giữ những quan niệm dưới đây:

Ít ăn mặn thì không bị sỏi

Sỏi tiết niệu dễ hình thành nếu người bệnh ăn quá mặn. Tuy nhiên, sỏi vẫn xuất hiện nếu bạn giữ thói quen ít uống nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn.

Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống và tạo thành sỏi.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Đau đớn vì sỏi thận, sỏi mật, nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc dân gian có thể bài sỏi tức thời. Tuy nhiên, thuốc nam thường giúp cơ thể bài thải cặn sỏi, chứ không làm tan sỏi lớn. Một số bài thuốc tan sỏi thực chất chỉ có tác dụng lợi tiểu và vô hiệu trước khối sỏi lớn.

Bên cạnh thuốc nam, một số đông dược như kim tiền thảo được ứng dụng điều trị khá phổ biến. Tuy nhiên, cây thuốc này chỉ có tác dụng ức chế sỏi hình thành, còn tác dụng giảm đau, kháng viêm khá hạn chế. Thông thường, bệnh nhân phải kết hợp nhiều vị thuốc khác để có hiệu quả cao.

Chỉ cần điều trị nội khoa

Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa, sử dụng các dược liệu an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi.

Ngoài ra, cần kết hợp uống thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị.

Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu khi có các triệu chứng của sỏi thận (đau sườn hoặc đau lưng tăng dần, đau bụng co thắt, tiểu đau, tiểu dắt, nước tiểu có máu hoặc màu bất thường...) hoặc sỏi mật (đau dữ dội ở hạ sườn phải lan ra lưng, bả vai và thượng vị; sốt nóng và rét run, vàng da, vàng mắt, phân bạc màu...). Không nên tham khảo thuốc của người từng mắc bệnh, tự ý điều trị làm rối loạn hấp thu, ảnh hưởng xấu đến gan và thận.

Chỉ tán khi sỏi to

Tâm lý đợi sỏi to rồi đi tán sỏi một lần cho tiện khá phổ biến. Một số bệnh nhân chủ quan không chữa trị ngay từ đầu, mà ỷ lại vào tiểu phẫu tán sỏi. Tuy nhiên, kích thước sỏi càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao và chi phí điều trị thường tốn kém.

Viên sỏi thận lớn có thể gây nghẽn đường tiết niệu, suy thận cấp tính và mãn tính nếu kết hợp viêm nhiễm. Đối với sỏi mật, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm phải can thiệp bằng ngoại khoa như viêm túi mật cấp, viêm màng bụng, viêm đường dẫn mật, tích nước túi mật, rò mật vào các tạng trong ổ bụng, xơ gan do ứ mật...

Sỏi không tái phát sau khi tán

Phương pháp tán sỏi chỉ đặc trị những viên sỏi lớn, chứ không ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Để tránh tái phát, bệnh nhân cần phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, hạn chế ăn mặn và chất béo giàu cholesterol, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên...



Thursday, December 25, 2014

BỆNH SỎI THẬN RẤT DỄ TÁI PHÁT

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hay nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.

Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.

Khi thấy đau là sỏi đã lớn. Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.



Sỏi thận có nhiều cách chữa nhưng hay tái phát

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên nhiều người do chủ quan, không chịu thực hiện đúng liệu trình điều trị, không có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý hay tập luyện thể thao hàng ngày thì việc tái phát bệnh là điều dễ xảy ra, hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.

Làm gì để tránh tái phát.

Chế độ dinh dưỡng: uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, luôn dung hòa được các chất khoáng trong cơ thể, bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày, không ăn quá nhiều muối, đạm và dầu mỡ.

Chế độ sinh hoạt: ngoài những chế độ dinh dưỡng kể trên thì chế độ sinh hoạt thường ngày cũng không kém phần quan trọng, thường xuyên tập luyện thể thao đều đặn để dễ dàng loại bỏ những chất không cần thiết ra ngoài cơ thể. nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tránh thức khuya.

Ngoài ra có thể uống một một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu như thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang để giảm kích thước sỏi thận, giảm các cơn đau quặn thận, giảm các biến chứng do sỏi thận gây ra.

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ sinh hoạt đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thursday, December 18, 2014

Khám phá 10 công dụng chữa bệnh của lá trầu không



Ngoài công dụng dùng để ăn (kèm với vôi, cau), lá trầu không còn được sử dụng như một phương thốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da…




Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như” tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.


1. Làm thuốc giảm đau

Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bả để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.

2. Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.


3. Khắc phục tình trạng khó tiêu

Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.

4. Hạn chế các cơn đau do đầy hơi

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa với nhiều biểu hiện như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống… Lá trầu không là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ đó, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi. Hơi gas sẽ thoát ra bên ngoài trong quá trình co thắt và giản nở của cơ vòng, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược a-xít lên thực quản, gây ra các cơn đau khó chịu.


5. Tăng cảm giác đói

Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu. Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

6. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.


7. Chữa ho

Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. Cách làm thuốc ho từ lá trầu không như sau:

- Đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu.
- Lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.

8. Chữa viêm phế quản

Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chúng trở thành một loại thuốc trị viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.


9. Khử trùng

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.


10. Trị nấm

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.


Xem thêm:


 * Tư vấn chữa bệnh sỏi thận bit.ly/tu-van-chua-benh-soi-than
 * Triệu chứng và cách điều trị sỏi thận bit.ly/trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh-soi-than
 * Các phương pháp điều trị sỏi thận bit.ly/cac-phuong-phap-dieu-tri-soi-than
 * Biến chứng bệnh sỏi thận bit.ly/bien-chung-benh-soi-than
 * Các loại sỏi trong bệnh sỏi thận bit.ly/cac-loai-soi-trong-benh-soi-than



Tuesday, November 18, 2014

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả


Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn, điều trị nội khoa, bằng thủ thuật hay ngoại khoa... là những cách giúp điềutrị hiệu quả bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một đặc điểm chung thường làm cho bệnh nhân không được điều trị bệnh trĩ triệt để sớm vì khi bị trĩ nhẹ thường ít ảnh hưởng tới cuộc sống và bệnh nhân thường ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Người ta chỉ đi khám và điều trị trĩ khi căn bệnh này ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt và năng suất lao động của họ.

Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh trĩ nặng hơn
Với cách này, người bị bệnh trĩ sẽ tránh được tránh táo bón, tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày; điều chỉnh chế độ ăn uống như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ; tập thể dục, vận động thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý; vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10-15 phút.

Điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa
Dùng thuốc hay còn gọi là phương pháp nội khoa có thể điều trị đượcbệnh trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại. Tây Y có các thuốc viên, thuốc đặt, thuốc bôi, còn Đông y có thuốc thang, thuốc cổ phương bào chế theo phương pháp hiện đại... 
Đối với bệnh trĩ, y học cổ truyền có hiệu quả hơn. Bởi y học cổ truyền giải thích bệnh dựa trên tìm tòi nguyên căn, cái gốc của bệnh. Các vị thuốc quý trong Đông y được lựa chọn, cân đong để tạo nên một bài thuốc, thường gọi là thuốc cổ phương. Hiện nay, với sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm, những bài thuốc cổ phương, thuốc thang được bào chế, đóng gói khá tiện lợi. Thậm chí, không chỉ các lương y mà các bác sĩ Tây y cũng lựa chọn để khuyên bệnh nhân sử dụng.
Trong đó có thuốc tiêu trĩ Safinar điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Đây là thuốc nên có tác dụng điều trị bệnh tận gốc.

Điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật
Bệnh nhân sẽ được tiêm xơ (có tác dụng cầm máu và hạn chế hiện tượng sa bó trĩ); thắt búi trĩ bằng vòng cao su (búi trĩ bị thắt sẽ hoại tử vào ngày thứ 3-4, vòng cao su còn nằm lại lâu hơn để cầm máu). Bệnh nhân sẽ được sử dụng tia hồng ngoại như chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc; được đốt bằng dao điện một hoặc hai cực (ít làm); đốt búi trĩ bằng laser CO2.

Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa
Chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác thất bại như trĩ chảy máu nhiều, được điều trị nội nhưng không đỡ hay sa trĩ thường xuyên.
Phẫu thuật cắt các búi trĩ riêng lẽ có hoặc không kèm tạo hình hậu môn hoặc phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn. Tất cả các phương pháp điều trị dù có can thiệp hay không đều chỉ hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp dự phòng hợp lý.

Tuy nhiên, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị bệnh trĩ đúng đắn tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.




Friday, September 26, 2014

Những điều nên biết về bệnh sỏi thận

(Soithan.vn) Sỏi thận là bệnh do các viên sỏi được tạo thành trong thận gây nên với những biểu hiện dữ dội như cơn đau quặn thận và các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính.
Sỏi được tạo thành trong thận với nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ như những hạt cát tới sỏi lớn bằng quả trứng. Có những sỏi nhỏ tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận lớn gây đau đớn và không thể tự ra được nếu không có sự can thiệp của thầy thuốc
1.Nguyên nhân tạo sỏi là gì?


Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì.


Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suy thận. Có 4 loại sỏi thận chính:
- Sỏi canxi là loại phổ biến nhất, khoảng 80-90% sỏi thận là canxi oxalat và canxi phosphat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận dễ bị sỏi canxi.
- Sỏi phosphat ammonium magnesium do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn làm tổn thương đến thận.




- Sỏi acid uric hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi. Chế độ ăn giàu chất đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏi urat cao.

- Sỏi cystine hiếm gặp hơn. Cystine là một loại amino acid. Ở người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không hấp thu lại xistine. Xistine không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.
2.Biểu hiện bệnh ra sao?
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Bệnh nhân có thể có sốt cao 38 – 39o, và/hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.


3.Chữa trị sỏi thận như thế nào?


Để điều trị sỏi thận hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng. Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat như sữa, pho mát, nước chè đặc; ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Một số phương pháp điều trị sỏi thận có thể áp dụng:

Phương pháp điều trị ngoại khoa:
a- Tán sỏi ngoài cơ thể: Các sỏi đài bể thận nhỏ, đường kính dưới 20 mm có thể dùng năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.
b- Tán sỏi thận qua da là phương pháp đưa một máy tán sỏi vào cơ thể qua da vùng thắt lưng vào thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Phương pháp này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.
c- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: sỏi lớn đường kính trên 40mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước...



Phương pháp điều trị nội khoa:
Với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng và thích hợp với những người thể trạng yếu hoặc sợ phẫu thuật .
Dùng thuốc Đông y như: kim tiền thảo… kết hợp uống nhiều nước, vận động giúp bào mòn, đẩy sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu.
Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau khi bệnh nhân có những cơn đau quặn thận gây ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 2 - 3 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.
4.Làm gì để phòng sỏi tái phát?
Khoảng hơn 50% số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát nên cách tốt nhất là thực hiện biện pháp phòng ngừa như sau : thay đổi thói quen sinh hoạt, nên uống đủ nước (khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày); giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric; uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu; người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hormon cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.



Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu).
Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.
Thuốc cốm trị sỏi thận này được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (04) 3 990 6195 - 3 668 6226, web:www.soithan.vn.

Sunday, July 6, 2014

Lựa chọn biện pháp điều trị sỏi thận


Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách điều trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra bệnh

Nhiều nguy cơ do sỏi thận gây ra

Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do nước tiểu bị cô đặc như uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức ra nhiều mồ hôi, sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu  nếu sỏi ở thận, niệu quản. Còn sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.
Đặc biệt khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu. Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận.


Lựa chọn biện pháp xử lý sỏi như thế nào?

Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau. Có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái  ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.
Về điều trị sỏi thận, với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần: Uống nhiều nước để dễ tống sỏi ra ngoài; Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở  thận; Điều trị các biến chứng hay các yếu tố  thuận lợi dễ hình thành sỏi. Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân.  Cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:
- Về kích thước sỏi: khi sỏi nhỏ hơn 5mm và sỏi nằm ở đài bể thận thì cố gắng tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên và sỏi có thể được đái ra ngoài.
- Vị trí của sỏi: Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong trường hợp sỏi nằm  ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.
Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị.
Lời khuyên: Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi.

Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ tái phát, nên cách tốt nhất là phòng ngừa, như thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục. Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu đã bị sỏi canxi, có thể cần phải giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sôcôla, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.  




Thursday, July 3, 2014

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Sỏi thận


Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.
Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4g mỗi ngày) có thể gây bệnh. Hậu quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa. Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.

Thành phần sỏi

Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu và việc nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật điều trị, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.
Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh bắt đầu thấy đau. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước tiểu. Khi thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.



Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi

1. Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
2. Một số loại rau quả: Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.
3. Muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu
Ngoài ra cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi cao, axit ascorbic và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng. Hạn chế muối và mỡ.



Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận

Phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa hình thành sỏi thận là pha loãng nước tiểu, do đó cần uống nhiều nước, để mỗi ngày thải ra khoảng 2-2,5 lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim mạch.
Thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận
1. Canxi: Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã chứng minh là không chính xác.
Thực tế, việc “nạp” các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

2. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.



Tuesday, June 17, 2014

Nước - “Thuốc” tốt phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong thực tế lâm sàng thường phát hiện muộn nên nhiều biến chứng. Nguyên nhân tạo ra sỏi có nhiều nhưng trong đó có một lý do quan trọng là việc không đủ lượng dung dịch hòa tan các chất cặn bã hữu cơ và vô cơ đường tiết niệu. Vì vậy các chất này tích tụ lại và hình thành nên các viên sỏi.

Uống nhiều nước phòng tránh sỏi thận.

Khi máu đi qua thận, máu đến cầu thận và nước sẽ thấm qua mạch máu vào khoang nhỏ gọi là khoang Bowman. Tại đây nước được chảy vào hệ thống ống thận dày đặc. Một phần nước sẽ được tái hấp thu lại, phần khác tiếp tục đi vào đường ống. Cuối cùng chúng được đổ vào một bể lớn gọi là bể thận, sau đó, từ thận nước tiểu được dẫn xuống bàng quang bằng một ống gọi là niệu quản, và từ bàng quang nước tiểu sẽ được thải ra ngoài qua niệu đạo. Quá trình tạo ra nước tiểu vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố lý, hóa, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng hòa tan các chất độc và “làm trôi” các chất cặn bã trên đường đi. Vì một lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay có sự ứ trệ trên đường đi, các chất cần thải loại sẽ lắng lại, tích tụ theo thời gian và tạo thành sỏi.
Sỏi tiết niệu là  một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như calci, phospho và hữu cơ như ammonium, urat... cấu tạo của viên sỏi là một cấu trúc theo từng lớp đồng tâm. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng được phát hiện nhiều nhất là khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống tiết niệu. Có thể phân chia vị trí như sau: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Tuy nhiên, từng đoạn cũng lại qui định chi tiết hơn như ở thận có sỏi nhu mô thận, sỏi bể thận; ở niệu quản là sỏi 1/3 trên, sỏi 1/3 giữa, sỏi 1/3 dưới. Có thể chỉ bị sỏi ở một vị trí nhưng cũng có thể sỏi ở nhiều vị trí. 


Các loại sỏi:
 + sỏi calcium oxalate: hay gặp nhất, gặp nhiều ở người trưởng thành hơn những người có sỏi calci thường có vấn đề tăng calci niệu và có liên quan tới yếu tố di truyền, bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì và bệnh thận. 
 + Sỏi struvite: cấu tạo bởi magne và ammoni. Thường thứ phát do nhiễm khuẩn  tiết niệu.  Đặc biệt là những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài. 
 + Sỏi uric: do biến loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong nước tiểu.
 + sỏi cystine: Hiếm gặp, cấu trúc sỏi là amino acid cystine, đây là bệnh có tính di truyền.

Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước.

Để phòng tránh sỏi thận vì vậy phải uống thật nhiều nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 1.500 đến 2.500 ml mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, xây dựng cho mình một thói quen uống nhiều nước là vô cùng hữu ích.
Nước uống cần đảm bảo vệ sinh. Trong thực tế có nhiều loại nước có thể sử dụng hàng ngày có lợi cho sức khỏe như các loại nước ép hoặc sinh tố làm từ cà rốt, cà chua, dưa leo, dưa hấu...; nước chanh cam chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, sát khuẩn, trị ho...; nước ngâm từ quả dâu, mơ hay sấu pha. Sữa chua là loại đồ uống không thể thiếu trong mùa hè, nhất là đối với chị em phụ nữ. Mùa hè nóng nực, khi lao động thể lực nhiều có thể thêm chút muối vào nước uống. Nước muối loãng giúp làm cơ thể bớt khát nước hơn và cung cấp muối mất qua mồ hôi.
Không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng.

Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận... chú ý phải hỏi  kỹ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.




Monday, June 16, 2014

Thói quen ảnh hưởng không tốt đến sỏi thận, sỏi mật

Thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi thận.

1. Không ăn bữa sáng

Thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi mật. Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi mật do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

2. Không thích uống nước

Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Bởi vậy, uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.


3. Lười vận động

Cần tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Trong phòng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút.

4. Ăn quá nhiều dầu mỡ

Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

Cần hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao, ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng... Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen....




Friday, June 13, 2014

Các món ăn, bài thuốc từ cải cúc

Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Cải cúc có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, thường được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản, sỏi thận
Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm). Xin giới thiệu một số phương thuốc có thể chọn lựa áp dụng khi cần thiết.

- Chữa ho ở trẻ em: Rau cải cúc 6g (thái nhỏ), cho vào một chút mật ong đem hấp cơm, gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

- Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh: Rau cải cúc 100 - 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 - 4 ngày là 1 liệu trình.

- Chữa tỳ vị hàn: Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.


- Chữa ho đờm, nhức đầu, chóng mặt buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, hay lạnh...: Lấy 1/2kg cải cúc, một đầu cá mè to, một ít gừng tươi, một ít rượu, và gia vị. Đầu cá mè rửa sạch, rán cho vàng thơm, cho gừng vào đảo đều rồi tưới rượu lên và lượng nước vừa đủ hầm chín. Cho cải cúc vào nấu đến sôi, nêm nếm gia vị vừa đủ.

- Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu: Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.

- Canh cải cúc cá diếc: Thích hợp sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em ăn không tiêu, tiểu tiện ít, mệt mỏi. Nhờ tác dụng của món là bổ tỳ khai vị, trừ đàm thấp, hòa trung, kiện vị, lợi tiểu, làm khỏi ho đờm, gan nóng, hoa mắt, chóng mặt: Lấy cá dếc 500g, cải cúc 150g, rượu, dầu vừng, tiêu, muối vừa đủ. Rán vàng hai mặt cá cho ít rượu vào đảo sơ, cho gừng, sau cho chút nước đun sôi hạ lửa nhỏ đun tiếp cho nhừ cá, rồi cho rau cải cúc vào đun to lửa cho sôi nhào là được. Có điều kiện nên ăn một thời gian 10 - 15 ngày là một liệu trình, sỏi thận.


Thursday, June 12, 2014

Phòng bệnh sỏi thận cho trẻ

Để giúp các mẹ tìm hiểu và nắm được biêu hiện và phòng tránh bệnh sỏi thận ở trẻ, các mẹ hãy cho trẻ ăn chế độ ăn nhạt, uống đầy đủ nước.
Thực tế, hiện nay nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng bệnh sỏi thận chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi từ 35 và 60. Tuy nhiên trong những năm gần đây số trẻ em mỗi năm phải đến viện điều trị vì bệnh sỏi thận ngày càng tăng lên. Triệu chứng của trẻ bị bệnh sỏi thận thường đau lưng, có máu trong nước tiểu và buồn nôn hoặc nôn mửa.

1.Tại sao lại gia tăng tình trạng trẻ bị sỏi thận

Do chế độ ăn uống và lối sống hiện nay chính là thủ phạm có thể khiến trẻ bị nhiễm sỏi thận. Sỏi thận chỉ bắt đầu hình thành bởi các tinh thể từ một trong hai hóa chất quá mức là muối và canxi. Trẻ em ngày nay thường có thói quen không uống nhiều nước và cha mẹ cũng cho trẻ ăn một chế độ ăn uống nhiều muối, làm tăng canxi trong cơ quan bài tiết của trẻ.
Trên thực tế, bất cứ điều gì làm tăng lượng canxi trong nước tiểu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Sỏi thận bao gồm oxalat canxi là phổ biến nhất và các loại đá hình thành khi oxalate, một sản phẩm phụ của các loại thực phẩm nhất định bao gồm chocolate, hoa quả và bơ đậu phộng, liên kết với canxi trong nước tiểu. Trẻ béo phì, thường có khả năng mắc bệnh sỏi thận cao hơn trẻ bình thường. Một gia đình có lịch sử bị sỏi thận cũng là một yếu tố hình thành bệnh ở trẻ.


Khi trẻ bị sỏi thận thường đau bụng, trẻ có thể buồn nôn và ói mửa cũng như có máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Ngoài ra, con bạn có thể trở nên nhợt nhạt và mồ hôi. Nếu con bạn trải nghiệm những triệu chứng này, xem bác sĩ nhi khoa hoặc đến phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương để điều trị.

2.Các biện pháp tránh cho trẻ bị sỏi thận     
           
Để tránh cho trẻ bị sỏi thận, các mẹ hãy chắc chắn rằng con mình được uống đầy đủ lượng nước trong ngày. Hãy thường xuyên quan sát nước tiểu của trẻ sao cho nước tiểu của trẻ trong, không có màu vàng sẫm. Nước chính là nguồn dung môi hòa tan những chất dư thừa tích tụ trong hệ thống bài tiết của trẻ và khi thông qua hệ bài tiết, trẻ sẽ đẩy các chất cặn dư thừa ra bên ngoài thông qua đường tiểu.
Trong khẩu phần ăn của trẻ, các mẹ hãy hạn chế các thực phẩm có nồng độ muối cao, đặc biệt là hạn chế các dạng thực phẩm thuộc thức ăn nhanh bởi đôi khi những loại thức ăn này được đảm quản bởi rất nhiều muối. Lượng muối dư thừa lâu ngày sẽ tích tụ dưới thận trẻ và sẽ sinh ra sỏi thận.
Khi trẻ kêu đau bụng, ngay phía bên sườn và cơn đau bụng đó thường xuyên quay trở lại thì cha mẹ nên nghĩ đến khả năng con mình bị sỏi thận, đặc biệt là nếu gia đình có lịch sử bị bệnh sỏi thận. Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

Các mẹ cũng không thể tránh được lượng canxi có sẵn trong thức ăn dành cho trẻ, hơn nữa lượng canxi đó có thể tốt và cần thiết cho xương của trẻ phát triển khỏe mạnh. Chỉ cần các mẹ lưu ý sao cho lượng canxi trẻ hấp thu vào bên trong cơ thể trẻ dư thừa.



Monday, June 9, 2014

Bắp Cải phòng chống sỏi thận

Bắp cải không chỉ là món ăn có nhiều vitamin quý mà còn là vị thuốc chữa được một số bệnh như béo phì, sỏi thận.
Vitamin C trong bắp cải là một loại vitamin thiên nhiên quý, đã kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp  C (C complex trong rau quả) nên có giá trị sinh học cao hơn nhiều các viên thuốc vitamin C.
Nên nhớ vitamin P còn được gọi là yếu tố thẩm thấu mao mạch, có tác dụng làm bền mao mạch, giúp vitamin C khỏi bị oxy hoá và làm thành mạch vững bền nên ngừa được chứng bầm da, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi...
Thiếu vitamin này, mao mạch dễ bị vỡ, dễ bị xuất huyết dưới da, bầm da, xuất huyết nội tạng... Vitamin P có nhiều trong bắp cải và kết hợp với vitamin C, vì trong thiên nhiên hai loại vitamin này thường kết hợp với nhau.
Đặc biệt, trong nước ép bắp cải tươi có chứa vitamin U, một loại vitamin có tác dụng chữa viêm loét dạ dày - tá tràng.


Loại vitamin này được người ta tìm thấy ở nước ép bắp cải tươi, do đó những người loét dạ dày - tá tràng, hoặc viêm dạ dày, viêm ruột dùng nước này rất tốt. Ngoài ra, bắp cải được coi là một vị thuốc phòng chữa một số bệnh có kết quả tốt:

Hạn chế xơ vữa động mạch và sỏi mật: Do bắp cải có nhiều vitamin C kết hợp với vitamin P thành phức hợp C đã nói ở trên, nên có tác dụng làm bền vững thành mạch.
Ngoài ra, chất cenlulose của bắp cải  kết hợp với cholesterol và các axit mật, hạn chế những chất này qua ruột vào máu nên có tác dụng đề phòng các bệnh xơ vữa động mạch và sỏi mật.

Chữa loét dạ dày - tá tràng: Do trong nước ép bắp cải tươi có chứa vitamin U. Nhiều người cho rằng nó còn tốt hơn cả vitamin U vì nước ép bắp cải không chỉ cung cấp vitamin U đơn thuần mà còn làm tăng sức đề kháng của niêm mạc dạ dày và ruột,  bình thường hoá các quá trình chuyển hoá, làm vết loét mau lành.


Thức ăn chống béo phì: Do gần đây người ta phát hiện được trong bắp cải một chất mới là axit tactronic có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hoá gluxit thành lipit, chống được bệnh béo phì.

Mổ thận có gây vô sinh

Yếu sinh lý và vô sinh???

Trước hết là nỗi lo về đường sinh sản. Đa số các bệnh nhân khi bị tuyên bố là có sạn và phải mổ đều có thắc mắc là "Mổ xong em có bị yếu cái vụ kia đi không? ", hoặc là bạn bè tuyên bố một câu “xanh rờn”: "Cắt thận là không có con được nữa đâu". Có những người phụ nữ có sỏi nhưng nhất quyết không chịu mổ vì lẽ chưa, hoặc mới lấy chồng, nhà chồng thấy đi mổ sạn sợ không thể sinh nở được, chờ có một đứa con trai rồi hãy đi mổ cũng chưa muộn!
Tất cả những suy nghĩ nói trên đều không có cơ sở khoa học. Tuy cơ quan bài tiết và cơ quan sinh dục có những liên quan với nhau về phôi thai và giải phẫu học, đường tiểu và đường phóng tinh của nam giới cùng một chỗ và với nữ giới thì cũng gần đâu đó, nhưng trong hoạt động thì không có liên hệ với nhau.
Bị sỏi hay là sau khi mổ lấy sỏi, chức năng sinh sản của cả hai giới đều không bị ảnh hưởng. Có chăng là ảnh hưởng của cuộc mổ làm bệnh nhân bị mệt đi một giai đoạn thì hoạt động tình dục cũng có phần thuyên giảm đi trong bối cảnh chung của cùng thời gian đó, mà điều này thì xuất hiện trong tất cả các cuộc giải phẫu, không riêng gì mổ sỏi.
Nếu xét về khía cạnh ảnh hưởng lên các chức năng sinh lý thì có rất nhiều những phương pháp điều trị khác làm suy giảm chúng hơn là một cuộc mổ sỏi như xạ trị, dùng thuốc điều trị kéo dài.

Đau kéo dài

Bệnh nhân thường có những cơn đau nơi vết mổ kéo dài. Điều này cũng hết sức tự nhiên. Đường mổ lấy sỏi thận thường kéo từ sau lưng cổ gần đầu xương sườn cụt thứ 12 và kéo dài xuống dưới, ra trước. Tuy đã chọn một con đường ngắn nhất và hợp chức năng nhất, người pphẫu thuật viên thường khó tránh được việc đụng chạm hay loại bỏ một trong rất nhiều những dây thần kinh liên sườn. Như vậy, sau này khi vết mổ đã lành lặn, bệnh nhân vẫn có cảm giác đau nơi vết mổ là vùng dây thần kinh này chi phối .
Đặt biệt hơn, có những bệnh nhân không đau tại chỗ mổ mà lại có những cảm giác kỳ lạ nơi vùng bụng dưới cùng với bên mổ. Cảm giác này có thể là ê ẩm, râm ran như kim chích, hoặc là tê hẳn vùng đó kèm theo sự quá nhạy cảm tại một vùng bụng trên đó. Điều này được gây ra do đầu mút dây thần kinh đã cắt đi bị kích thích. Khoa học cũng đã nhận thấy các sự việc tương tự ở những nạn nhân bị cắt cụt tay hoặc chân, có những lúc những người này có cảm giác nóng hoặc đau nơi đầu ngón tay hoặc chân vốn đã mất từ lâu. Bệnh nhân sau mổ sỏi thận thường có cảm giác lo âu về những cảm giác đau này, và vì sợ là còn có “cái gì” trong đó nữa nên thường không dám đi đứng hoặc ngồi thẳng người, hay nghiêng nghiêng về phía bị đau, lâu dần thành ra bị vẹo cột sống.
Tật này còn rõ hơn khi mà có người phát hiện ra họ bị nghiêng người, họ lại uốn phần trên cơ thể theo hướng ngược lại thành ra cột sống hình chữ S. Trong những trường hợp đó, phương cách lý trị đơn giản và hiệu quả chỉ là tập xà đơn. Bệnh nhân đu mình lên xà và làm một số cử động trong khoảng 15 phút mỗi ngày, sức nặng của cơ thể sẽ làm cột sống thẳng lại. Tuy nhiên, không nên để đến giai đoạn đó mà cần phải cho bệnh nhân tập sớm trong những ngày đầu hậu phẫu.


Tại các trung tâm ngoại quốc, bệnh nhân được khuyến khích ngồi dậy từ ngày thứ hai, đứng xuống đất và bước đi từ ngày thứ ba để tránh các biến chứng nói trên và tránh cả biến chứng viêm phổi vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cuả các phòng hồi sức.
Sau khi cắt chỉ khâu da, bệnh nhân cũng không nên sợ bị bung vết mổ mà cần phải tập hoạt động để sớm trở về cuộc sống bình thường của mình.

Tái phát?

Có những người bệnh sợ mổ là vì nghĩ rằng là mổ xong thì sỏi cũng tái phát. Điều này là hợp lý. Theo các tài liệu ngoại quốc thì sau khi mổ lấy sỏi, nếu không theo những chế độ kiêng cữ và thuốc men thì tỷ lệ tái phát sỏi sau năm năm có thể lên đến 30%. Đối với tán sỏi thì tỷ lệ cũng có giảm đi chút đỉnh. Nhưng nếu được điều trị và theo các hướng dẫn tiết thực thì tỷ lệ giảm đi rất nhiều. Sau mổ, cần theo đúng các biện pháp phòng ngừa và khám định kỳ bằng siêu âm mỗi 6 tháng, như vậy mới có thể kịp thời phát hiện các hòn sỏi nhỏ mới xuất hiện nếu có tái phát, lúc đó thì sỏi nhỏ có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc, nội soi, tán sỏi mà không phải mổ đi mổ lại nữa.

Mất thận?

Một số bệnh nhân khác lại sợ bác sĩ lúc mổ cắt mất đi của mình một bên thận thì khổ! Bất cứ nội tạng nào trong người cũng đều hết sức quý giá, khi phải cắt đi là điều bất đắc dĩ. Thận cũng nằm trong trường hợp đó. Có những quả thận để bị sỏi quá lâu, đến khi mổ thì đã ứ mủ hoặc hoá mủ rồi, không thể nào giữ được. Vả lại, dù có giữ lại được thì cũng không có ích lợi gì cả vì nó đã ngừng hoạt động. Có những quả thận đã “chết” từ lâu do quá trình viêm nhiễm nhiều lần mà chỉ dùng thuốc kháng sinh. Có những thận thì lại “teo” đi gây ra chứng cao huyết áp thứ phát do thận. Những trường hợp nói trên đều nên cắt bỏ thận để cứu mạng sống cho người bệnh vì để lại thì chỉ có hại chứ không có lợi. Thực ra, khi cắt bỏ thận đi, bệnh nhân không mất gì cả vì từ lâu nó không còn hiện diện trong cơ thể về khía cạnh chức năng nữa. Vậy muốn tránh khỏi cắt thận thì phải điều trị sớm (điều trị cho hết sỏi chứ không phải hết đau).

Sau khi cắt thận, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp đề phòng tái phát chặt chẽ hơn các bệnh nhân khác vì có một thận thì càng phải cần được phát hiện sớm hơn để được áp dụng phương pháp điều trị nhẹ nhất có thể được. Người có một thận không chịu ảnh hưởng nặng nề gì về mặt sinh học vì người ta hoàn toàn có thể sống bình thường với một quả thận. Hiện nay, có khoảng 10% dân số sống với một thận mà nhiều khi không biết vì thận kia đã bị cắt do tai nạn hay bệnh lý, hoặc là chỉ có một thận hoạt động từ lúc mới sinh ra đời.