Friday, April 17, 2015

Phòng ngừa bệnh thận

Nếu bị bệnh thận "tấn công", bạn có thể dùng thuốc để điều trị, tuy nhiên, quá trình chữa trị thật không đơn giản. Ngay từ bây giờ, hãy thực hiện theo các tiêu chí dưới đây để phòng ngừa bệnh thận, giúp thận có thể phát huy hết "năng lực" của nó.
Tránh ăn nhiều chất đạm và protein, điều này đồng nghĩa với việc không nên ăn nhiều thịt và các sản phẩm từ bơ sữa.

Ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh và trái cây.

Kiểm soát lượng muối và kali được "nạp" vào cơ thể (bởi muối có thể tích tụ, lắng đọng và làm cho thận phải làm việc nhiều hơn. Còn kali có thể làm ảnh hưởng đến nhịp đập của tim).
Nếu bạn không may mắc bệnh tiểu đường, cần cố gắng để "chế ngự" nó. Bởi tiểu đường là kẻ thù số một gây nên bệnh sỏi thận.
Quan tâm tới huyết áp. Huyết áp cao là một trong những "thủ phạm" gây nên các bệnh về thận.
Chỉ uống thuốc khi cần thiết, việc lạm dụng thuốc sẽ gây những lắng cặn thận.

Điều Trị Sỏi Thận Đúng Cách Không Cần Phẫu Thuật

Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỉ lệ 5- 10% dân số, chiếm 30% bệnh lý thận tiết niệu. Trong rất nhiều ca phẫu thuật lấy sỏi hàng năm có rất nhiều trường hợp có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc mà không cần phẫu thuật nếu bệnh nhân biết cách điều trị đúng đắn.
1.Những trường hợp nên điều trị bằng phẫu thuật
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng như: đau, ứ nước ở thận, giãn thận, thận nhiễm mủ, suy thận,… thì việc phẫu thuật là cần thiết. Ngày nay, ngoài phương pháp mổ mở, còn có nhiều phương pháp như: lấy sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi,…giúp hạn chế những nhược điểm khi phẫu thuật, tuy nhiên bệnh nhân vẫn sợ và không muốn điều trị bằng phương pháp này bởi vì phẫu thuật thường gây đau kéo dài, tốn kém chi phí, mất thời gian nằm viện, hay tái đi tái lại nhiều lần,…

2.Những trường hợp có thể dùng thuốc uống tan sỏi

Phẫu thuật là trường hợp bất đắc dĩ phải sử dùng, còn hầu hết bệnh nhân đều hy vọng và mong muốn có thể điều trị khỏi bệnh bằng thuốc.
Việc điều trị bằng thuốc sẽ có hiệu quả với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng. Khi đó, việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn cả bởi tính an toàn, tiện dụng, ít tốn kém và thích hợp với những người thể trạng yếu, người già,..
Tri soi than dung cach khong can phau thuat 3

3.Trị sỏi thận đúng cách không cần phẫu thuật

Để tránh phẫu thuật thì việc phát hiện và điều trị sớm bệnh là hết sức cần thiết, tránh để sỏi phát triển to và gây ra biến chứng.
Các thuốc điều trị sỏi thận để có hiệu quả tốt nhất thì phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Có tác dụng bào mòn sỏi nhanh
Có tác dụng giãn cơ trơn để viên sỏi dễ dàng ra ngoài mà không gây ứ, tắc, không gây đau
Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra
Có tác dụng giảm đau
Đặc biệt, có khả năng kiểm soát tốt nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho trong nước tiếu, ngăn hình thành thêm các viên sỏi mới, từ đó phòng tái phát bệnh hiệu quả
Với các tác dụng trên thì các thuốc đông y có ưu thế vượt trội hơn so với các thuốc tây y cả về hiệu quả điều trị lẫn tính an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
Trong các thuốc điều trị sỏi thận hiện nay, thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời nhanh chóng bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Không những thế, Sirnakarang còn có tác dụng pha loãng dòng nước tiểu, lợi tiểu, giãn cơ trơn niệu quản giúp tống nhanh viên sỏi ra ngoài mà không gây ứ tắc hay gây đau. Mặt khác, Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau từ đó ngăn ngừa các biến chứng của sỏi thận. Vì vậy, thuốc cốm Sirnakarang đạt hiệu quả cao trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Sirnakarang được bào chế dạng cốm dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm Sirnakarang được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
ANH HOP_SIRNAKARANG_1
Uống Sirnakarang đều đặn hàng ngày kết hợp với uống nhiều nước, không uống nước chè, cà phê thì bệnh sỏi thận nói riêng, bệnh sỏi tiết niệu nói chung sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi, tránh biến chứng và không cần phải phẫu thuật.
Ngoài ra, thuốc cốm Sirnakarang còn đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tái phát bệnh bởi thuốc kiểm soát rất tốt lượng khoáng chất phát triển trong nước tiếu, ngăn hình thành thêm các viên sỏi mới vì vậy các bệnh nhân sau khi phẫu thuật lấy sỏi nên dùng để phòng tránh tái phát.
Phát hiện và điều trị sớm, lựa chọn thuốc hợp lý là những điều kiện có ý nghĩa quyết định tới việc điều trị, giúp bệnh nhân sớm khỏi bệnh, không phải đến bệnh viện phẫu thuật và phòng tái phát hiệu quả.

ban soi_than
mua soi_than_copy

Tuesday, April 14, 2015

Sự Đa Dạng Phong Phú Của Các Dạng Bào Chế Thuốc

Nếu so sánh với những màu sắc của hoa lá thì thuốc cũng đa dạng như vậy. Các dạng viên bao, viên nang mềm hay nang cứng có nhiều kiểu dáng đẹp long lanh như những hạt ngọc trai giúp cho nhiều người thân thiện hơn với thuốc nếu bắt buộc phải dùng đến dược phẩm.
Viên nang đóng vỉ
Là dạng thuốc hay gặp nhất trên thị trường và được dùng phổ biến trong cộng đồng vì đây là dạng thuốc dễ bảo quản, người bệnh tự sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc, không cần có sự hỗ trợ của các dụng cụ y tế khác như thuốc tiêm. Viên nang có thể là nang rắn hay nang mềm, được phân liều chính xác và được bào chế dưới dạng thích hợp (dung dịch, bột, hạt) đựng trong vỏ nang làm bằng gelatin hay tinh bột. Với dạng bào chế này, thuốc có thể che giấu được mùi vị khó chịu, làm cho thuốc dễ uống, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá hủy. Vì vậy, không nên nhai để tránh làm hỏng vỏ nang, không tách bỏ vỏ nang để lấy phần dược chất bên trong để uống. Riêng đối với người lớn tuổi, phản xạ nuốt có thể giảm và có hiện tượng giảm tiết nên khi uống người bệnh có thể ngậm viên thuốc trong miệng để làm mềm vỏ nang rồi nuốt với nước nhằm tránh hiện tượng thuốc dính ở thực quản. Người ta thường đựng viên thuốc trong vỉ thiếc hoặc lọ thủy tinh, lọ nhựa... Việc sắp xếp viên thuốc thẳng hàng hoặc nằm chéo trên vỉ, số lượng viên trong mỗi vỉ thuốc cũng đã được nghiên cứu rất kỹ để tiện lợi cho việc sử dụng theo liệu trình điều trị của người bệnh. Ta thấy có những vỉ thuốc có 1, 2, 5 viên, 10 viên, 12 viên, 30 viên hoặc nhiều hơn nữa là để phù hợp với từng loại thuốc. Số viên thuốc trên vỉ hoặc trong lọ không nhất thiết phải chẵn chục. Chẳng hạn như thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng có những phác đồ điều trị 14 ngày nên số thuốc thường là 14 hoặc 28 tùy theo từng loại. Một dược sĩ làm công nghiệp dược đã đề xuất đóng vỉ 12 viên thay vì đóng 10 viên/vỉ mặc dù phải chi thêm kinh phí để cải tiến dây chuyền sản xuất. Như vậy, vỉ 12 viên sẽ dùng chẵn cho 3 ngày (4 viên/ngày) giúp bệnh nhân dễ phân liều và khỏi quên thuốc.

Viên nén
Cũng là dạng thuốc chiếm số đông trên các quầy hàng, kệ thuốc ở các nhà thuốc hiện nay. Có nhiều hình dạng, kích thước cho mỗi dạng thuốc viên nén; có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất. Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản. Tốt nhất nên uống với nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 200ml, tức là một ly to). Tuy nhiên, viên nén có tác dụng chậm hơn thuốc tiêm, khó uống đối với trẻ em, người lớn tuổi, người đang bị hôn mê. Người ta thường bao bọc viên nén bằng một lớp màng thích hợp nhằm mục đích che giấu mùi vị khó chịu của dược chất, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá hủy, hay kiểm soát sự giải phóng dược chất (giúp giải phóng thuốc chậm). Viên ngậm thường được dùng để sát khuẩn, chống viêm trong khoang miệng. Dược chất được phóng thích từ từ. Viên ngậm dưới lưỡi thường được dùng khi cần tác dụng nhanh của thuốc hoặc tránh sự phân hủy ở dịch vị và ở gan. Dược chất phải được phóng thích nhanh và nhanh chóng cho tác dụng toàn thân.
Viên sủi
Là một trong những dạng viên pha dung dịch hay hỗn dịch dùng để uống hoặc dùng ngoài với ưu điểm là rất thích hợp cho những người khó nuốt viên nén, giảm kích ứng niêm mạc cho một số dược chất, tăng sinh khả dụng cho một số viên nén, che giấu mùi vị. Nhưng viên sủi bọt phải được điều chế và bảo quản trong điều kiện tránh ẩm do chứa một lượng muối kiềm khá lớn (natri carbonat, natri hydrocarbonat, kali carbonat) nên không dùng viên sủi cho người kiêng muối. Một số trường hợp viên sủi gây kiềm hóa máu làm ảnh hưởng đến hấp thu một số chất. Với người bị tăng huyết áp có thể vẫn dùng thuốc viên sủi được nếu sử dụng muối tạo khí là KHCO3, vì kali trong máu có vai trò hạ áp. Mặt khác, acid sử dụng là vitamin C (acid ascorbic) để tạo khí có vai trò làm bền vững thành mạch, ổn định huyết áp. Hai loại tá dược: KHCO3 và ascorbic được sử dụng nhiều trong bào chế viên sủi cho người tăng huyết áp. Viên sủi bọt thường có kích thước khá lớn vì không phải để uống trực tiếp vào miệng mà phải pha thành dung dịch rồi mới uống. Các kệ hàng dược phẩm thường bày các týp tròn mỗi lọ có 10-20 viên sủi và bán không cần đơn. Cũng lưu ý các nhà thuốc, quầy thuốc chú ý cảnh giác vì với những lọ viên sủi này thường hay để trên mặt quầy thuốc như một hình thức quảng cáo đôi khi lại gây tò mò cho những người mua thuốc. Họ có thể tiện tay cầm xem và bóc mở nắp hộp nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

sirnakarang 728x90_110914

Người Bị Sỏi Thận Nên Kiêng Ăn Gì?

Rau chân vịt:
Tính mát, vị ngọt, có vùng coi rau chân vịt là thức ăn "nảy nở". Nhiều sách y học cổ truyền cũng có nhận định là: "ăn nhiều gây lở loét". Qua quan sát lâm sàng của y học hiện đại có thể nhận thấy: một số bệnh nhân thận sau khi ăn rau chân vịt thấy trong niệu đạo gia tăng kết tinh của loại muối, nước tiểu trở lên nên vẩn đục. Vì vậy, người bệnh thận nên kiêng ăn hoặc cần cẩn thận khi ăn loại rau này.

Củ niễng:
Căn cứ vào những nghiên cứu cho thấy, củ niễng non chứa một lượng khá lớn axit axalic và calcium oxalate khó hòa tan. Do đó những người có sỏi trong hệ thống niệu đạo không nên ăn nhiều, hoặc ăn thường xuyên loại củ này.

Trà đặc:
Trong lá trà có chứa chất hoạt tính như cafein, có thể khiến huyết áp tăng cao, làm tim đập nhanh. Còn trong lá trà xanh lượng cafein tương đối thấp, chứa tương đối nhiều polyphenols, có tác dụng ức chế cafein và lợi tiểu. Do đó người bệnh thận có thể uống trà nhưng không nên dùng trà đặc, các sản phẩm từ lá trà như trà xanh tương đối phù hợp.
Cà phê:
Không chỉ làm tăng huyết áp mà còn làm tăng lượng cholesterol, làm trầm trọng thêm mức độ xơ cứn động mạch, điều này không có lợi đối với người bệnh thận, do đó không nên sử dụng thường xuyên.

CamnangSinakarang 300x250_230914

Friday, April 10, 2015

Đồ ĂN Tốt Cho Người Sỏi Thận

Thịt tắc kè:
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, người bị sỏi ở hệ thống tiết niệu nên ăn thịt tắc kè. "Bản thảo kinh sơ" có giải thích: "Thịt tắc kè có tác dụng chính là chữa lâm lịch, thông tiểu". Vì thế, người bị sỏi ở hệ thống tiết niệu nên ăn thịt tắc kè.

Kiwi:
Quả Kiwi có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tán ứ thông lâm. Người bị sỏi niệu đạo và viêm nhiễm niệu đạo cấp tính nên ăn quả Kiwi. Trong "Khai bảo bản thảo" đã sớm ghi nhận: "Kiwi dứt cơn khát, giải phiền nhiệt, hạ thạch lâm"
Cỏ linh lăng:
Cỏ linh lăng có thể tiêu trừ sỏi bàng quang, nhất là người bệnh sỏi bàng quang do purin nên ăn món này. Rễ cỏ linh lăng cũng thích hợp với người bị sỏi ở hệ thống tiết niệu, có khả năng thanh thấp nhiệt, lợi tiểu. 

Hướng dương:
Lõi cành cây hướng dương có tác dụng chữa chứng tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện không thông...Vỏ hạt hướng dương chữa chứng ù tai.
Viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu: Lõi cành hướng dương 15g sắc uống. Hoặc dùng đài hoa hướng dương sắc uống. Rễ hướng dương tươi 30g sắc uống.
Để chữa ù tai do thận hư: Vỏ hạt hướng dương 9-15g sắc uống. Hoặc cũng có thể dùng đài hoa hướng dương 15g, hà thủ ô 6g, thục địa 9g, sắc uống.
Ngoài ra có thể chữa phù thũng, tiểu tiện không thông, rễ hướng dương 15g, vỏ bí đao 30g sắc uống hàng ngày.
Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sảy thai. 

Sỏi Tiết Niệu-Bệnh Phổ Biến Ở Việt Nam

Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại bệnh viện Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức, Học viện Quân y cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.

Sỏi tiết niệu là những khối tinh thể kết tụ một số thành phần trong nước tiểu ở đường niệu trên (chủ yếu từ canxi). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 20 - 60, trong đó, nam dễ mắc bệnh hơn nữ. Bệnh thường khởi phát từ chế độ ăn uống, nguồn nước uống, sinh hoạt không hợp lý. Ví dụ như: uống quá ít nước, ăn quá nhiều thức ăn giàu protein, đường, natri, oxalat... hoặc do nhiễm khuẩn đường niệu; mất mồ hôi nhiều, mắc bệnh tiêu chảy mạn... Bệnh cũng do các dị tật bẩm sinh làm ứ đọng nước tiểu như: bệnh Cacchi-Ricci, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, thận đa nang, sa niệu quản, niệu quản đôi...
Cơn đau của bệnh này thường đến đột ngột, rất dữ dội và chỉ ở một bên. Đau bắt đầu ở vùng thắt lưng rồi lan sang phía bụng, nách và các cơ quan sinh dục. Có lúc đau giảm đi nhưng sau đó lại xuất hiện cơn khác dữ dội hơn. Bệnh nhân có thể nôn, buồn nôn, ra mồ hôi, mạch nhanh nhưng không sốt, buồn tiểu nhưng lại không cảm thấy dễ chịu sau khi tiểu.
Để phòng bệnh, bạn cần bắt đầu từ nguyên nhân gây bệnh mà chủ yếu bắt nguồn từ lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bạn cần hạn chế chất canxi, protein, oxalat, purin, thức ăn mặn... Bạn nên uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, bảo đảm bài tiết 1,5 lít nước tiểu hằng ngày và nên dành thời gian vận động; không nên ăn quá nhiều đậu nành vì nó chứa nhiều oxalat, ăn quá nhiều sẽ khiến canxi và oxalat kết dính thành khối gây ra sỏi thận.

Tùy theo nguyên nhân gây sỏi, người bệnh cần có chế độ ăn khác nhau:
Sỏi canxi: giới hạn lượng canxi đưa vào lớn hơn 600mg mỗi ngày, gia tăng chất xơ (từ rau và trái cây), không nên dùng các loại nước "cứng".
Sỏi oxalat: không ăn măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, đào lộn hột, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà; cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao.
Sỏi axit uric: các sỏi này liên quan đến chuyển hóa purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút, nên giảm ăn những chất có purin (thức ăn quá nhiều đạm).
Điều trị: nên sử dụng liệu pháp đến từ thiên nhiên.
Các nguyên tắc chính trong điều trị sỏi đường tiết niệu như sau:
Điều trị nội khoa (không cần mổ) được áp dụng đối với sỏi không gây bế tắc, không gây triệu chứng, không có nhiễm trùng. Sỏi nhỏ hơn 4-5mm có thể tự ra theo dòng nước tiểu, bệnh nhân được khuyên nên uống nhiều nước. Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 4mm thì 90% sẽ tự tiểu ra. Sỏi lớn hơn 6mm thì khả năng tiểu ra sỏi chỉ khoảng 20%. 
Sỏi đường tiết niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Tùy kích thước và vị trí của sỏi trên đường tiết niệu và đặc điểm bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau như: mổ mở, tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PCNL), nội soi bàng quang niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản. Mỗi phương pháp có những chỉ định cũng như ưu nhược điểm khác nhau.
Xu hướng trở về với thiên nhiên trong chữa trị bệnh đã và đang được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới bởi giá thành điều trị thấp, tránh được các biến chứng xấu của phẫu thuật, giảm tác dụng phụ so với các thuốc tổng hợp nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại bệnh viện Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức, Học viện Quân y cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.

Tuesday, April 7, 2015

Khái Quát Về Bệnh Suy Thận Cấp

Thận là 2 cơ quan hình hạt đậu có kích thước nhỏ (bằng khoảng 1 nắm tay) nằm ở 2 bên cột sống ngay phía dưới xương sườn thấp nhất. Thận có chức năng lọc những sản phẩm và chất độc có trong máu và bảo đảm sự cân bằng dịch và các chất điện giải của cơ thể.

Cơ chế làm việc của thận và bệnh suy thận
- Thận thải những chất trên kết hợp với nước để tạo thành nước tiểu.
- Chúng cũng có chức năng loại bỏ phần nước dư thừa của cơ thể trong lúc tái hấp thu trở lại những chất vẫn còn có ích đối với cơ thể và cho những chất cặn có thể đi qua một cách tự do để đến bàng quang dưới dạng nước tiểu.
- Chúng giúp con người có thể ăn nhiều loại thức ăn, thuốc, vitamin, những thực phẩm chức năng và uống nhiều nước mà không sợ các chất độc được thải ra từ chúng có thể tích tụ lại trong cơ thể đến một nồng độ có thể gây hại.
- Thận điều hòa số lượng nhiều chất trong máu và lượng nước trong cơ thể.
Máu phải đi qua thận để có thể được lọc.
- Đầu tiên, máu đi qua tiểu cầu thận, một phức hợp bao gồm những mạch máu nhỏ ôm lấy nhau. Những chất hiện diện trong máu được lọc một cách có chọn lọc qua màng ngoài của các mạch máu nhỏ này và được thải ra ngoài cùng với nước dưới dạng nước tiểu hoặc được tái hấp thu lại vào một cấu trúc hình ống để được lọc tiếp.
- Các ống này tiếp tục lọc máu cho đến khi tất cả các chất cần thiết được tái hấp thu ngược lại trở về máu và tất cả những chất cặn được bài tiết ra ngoài.
- Khi nước tiểu rời khỏi thận, nó tiếp tục di chuyển theo một ống dài và hẹp được gọi là niệu quản để đến bàng quang và ra niệu đạo trong khi đi tiểu.
- Thận còn giúp điều hòa huyết áp và tiết ra những hormon tham gia sản xuất hồng cầu.
Suy thận có nghĩa là khi thận mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng lọc nước và những chất cặn ra khỏi máu. Các chất độc lúc bình thường được loại bỏ khỏi cơ thể nhưng khi suy thận lại bị tích tụ lại có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể.
Suy thận cấp xảy ra ở khoảng 5% số người nhập viện vì bất kỳ lý do gì. Đối với những người phải vào phòng săn sóc đặc biệt thì tỷ lệ này còn cao hơn.

Suy thận mạn tính là khi bệnh hủy diệt cơ thể một cách từ từ. Sự phá hủy xảy ra trong nhiều năm, thường không có triệu chứng cho đến khi suy thận giai đoạn cuối. Tiến trình này xảy ra chậm đến mức không có triệu chứng cho đến khi chức năng thận còn lại thấp hơn 1/10 so với bình thường.
sirnakarang 728x90_110914

Sỏi bàng quang - triệu chứng và cách điều trị

Ứ đọng nước tiểu được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi bàng quang. Đây là bệnh lý của sỏi đường tiết niệu, ngoài những đặc điểm chung của sỏi ở hệ tiết niệu còn có những đặc điểm riêng.
Bệnh thường gặp ở nam giới và liên quan đến sự ứ đọng nước tiểu do có chướng ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo.

Những biểu hiện của sỏi bàng quang:
Không hiếm gặp những trường hợp có sỏi trong bàng quang nhưng do chủ quan không chịu điều trị sớm đã dẫn đến tình trạng sỏi rơi xuống niệu đạo phải nhập viện mổ cấp cứu. Khi có sỏi trong bàng quang, người bệnh xuất hiện tình trạng đi tiểu ngắt ngừng. Đó là người bệnh đang đi tiểu đột nhiên tia tiểu tắc lại và đau dữ dội vùng hạ vị và dương vật, thay đổi tư thế có thể tiểu được.
Đái dắt tăng số lần về ban ngày do bệnh nhân đi lại vận động sỏi lăn trong bàng quang gây kích đi tiểu, khi nghỉ ngơi, số lần đi tiểu giảm. Bệnh nhân mót tiểu thường xuyên, tiểu rất nhiều lần và mỗi lần chỉ được một ít, thỉnh thoảng lại tắc, càng đái dắt lại càng buốt nhiều, càng buốt bao nhiêu lại càng đái dắt bấy nhiêu, đôi khi có máu cuối bãi.
Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện sỏi bàng quang, khi dùng ống thông sắt có tiếng chạm sỏi. Hoặc thăm trực tràng có thể sờ thấy sỏi to khi bàng quang hết nước tiểu .
Soi bàng quang sẽ giúp thầy thuốc biết được chính xác số lượng, hình dáng, kích thước và màu sắc sỏi. Ngoài ra còn có thể phát hiện được các nguyên nhân của sỏi bàng quang như hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt hay túi thừa bàng quang.
Chụp Xquang vùng chậu hông thấy có hình sỏi bàng quang. Các xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết thêm được những thông tin cần thiết như có hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.
Sỏi bàng quang hình thành thế nào?
Bàng quang nằm ở vùng hạ vị, là một túi cơ hình bầu dục, lúc căng đầy gồm có vùng đỉnh và vùng đáy. Chức năng của bàng quang bao gồm chứa đựng nước tiểu, kìm được nước tiểu và cho thoát nước tiểu theo ý muốn hoàn toàn và thoải mái. Giọt nước tiểu được bài xuất từ thận qua đường dẫn niệu quản xuống đến lưu giữ ở bàng quang trước khi được bài xuất ra ngoài qua niệu đạo.
Sự hình thành sỏi chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Có thể chia làm 2 loại: sỏi từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống; sỏi sinh ra tại bàng quang: do dị vật như chỉ khâu, mảnh đạn, đầu sonde do quá trình ứ đọng nước tiểu ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang, túi thừa bàng quang, túi thừa niệu đạo. Thành phần hoá học của sỏi là calci và amoni magie photphat hoặc photphat canci nếu sỏi bị giữ lại bàng quang lâu.
Sỏi bàng quang thường tròn, ít khi xù xì góc cạnh, có loại bé như hạt ngô cũng có loại như quả trứng gà hay nắm tay, thường là một viên đôi khi có nhiều hơn. Sỏi thường nằm ở đáy bàng quang di chuyển theo tư thế bệnh nhân. Sỏi nằm lại trong bàng quang làm niêm mạc bàng quang bị tổn thương viêm đỏ và sưng nề, lâu dần gây viêm loét niêm mạc bàng quang dẫn đến viêm hở ở lớp cơ và lớp mỡ quanh bàng quang. Hậu quả là bàng quang bị thu nhỏ dung tích sức chứa giảm làm giảm khả năng bài tiết của toàn bộ hệ tiết niệu.

Các biện pháp xử trí bệnh
Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn, thuốc Đông Dược thành phẩm Sirnakarang để bệnh nhân đái ra được, hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm.
Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đái ra được. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thuỷ điện lực (urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. Mục đích điều trị của máy tán sỏi là tán sỏi thành mảnh nhỏ để bài xuất ra ngoài. Cũng có thể dùng dụng cụ cơ học để bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera đặt ở đầu ống soi.
Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to - sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.
Phòng bệnh sỏi bàng quang là việc làm cần thiết, vì nguyên nhân gây bệnh thường là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Do vậy hằng ngày cần uống đủ nước( 1,5 lít/ngày) và tránh thói quen nhịn tiểu. Ngoài ra khi có biểu hiện của rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái buốt hay đái ra máu cuối bãi) nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả rất tốt cho người bệnh và bản thân bệnh nhân sẽ tránh được những biến chứng không đáng có do bệnh sỏi bàng quang gây ra.

Monday, April 6, 2015

Dinh dưỡng phòng ngừa sỏi thận

Nước bưởi, cà phê, trà, rượu... ảnh hưởng đến tạo sỏi canxi. Cần ăn đủ canxi, các loại thực phẩm giàu kali, magie, giảm protein động vật, giảm muối... để phòng ngừa sỏi thận.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bách, Khoa Nội Thận - Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất TP HCM cho biết, sỏi thận được hình thành do sự kết dính của các tinh thể trong một chất nền ở thận hoặc đường tiểu, ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận có thành phần cặn bã trong nước tiểu bao gồm một số chất khoáng, phổ biến nhất là những hỗn hợp có chứa canxi, oxalat hoặc acid uric.
Theo bác sĩ Bách, đây là bệnh lý phổ biến trong số các bệnh thuộc đường tiết niệu. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý góp phần khiến tỷ lệ mắc bệnh tăng dần hằng năm. Tỷ lệ tái phát sỏi thận hiện cũng rất cao. Dựa vào thành phần hóa học của viên sỏi, có thể phân ra 3 loại sỏi thường gặp là sỏi canxi, sỏi urate và sỏi nhiễm trùng. Trong đó, ở Việt Nam có khoảng 70-80% là sỏi canxi, chủ yếu dạng canxi oxalate và canxi phosphate.
Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh sỏi thận
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi. Nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày.
Cần ăn đủ canxi, các loại thực phẩm giàu kali, magie, vitamine B6, phylate, giảm protein động vật (5-7g một ngày), giảm muối (2-4 g/ngày), giảm đường sucrose... để phòng ngừa sỏi canxi. Các loại nước uống ảnh hưởng đến tạo sỏi canxi là cà phê, trà, rượu, sữa, nước bưởi...
Có thể phòng ngừa sỏi uric bằng cách giảm bớt thịt gà, đồ biển để giúp giảm lượng purine ăn vào, giảm sản xuất acid uric, kiềm hóa nước tiểu. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả nhằm kiềm hóa nước tiểu và giảm nguy cơ tạo tinh thể acid uric.
Với sỏi cystein, chế độ ăn cần chú ý hạn chế muối trong khẩu phần ăn nhằm giúp giảm bài tiết cystein trong nước tiểu. Ăn nhiều trái cây, rau quả giảm bớt thịt gà, đồ biển...
Bác sĩ Bách khuyến cáo, xét nghiệm thành phần nước tiểu nếu có dấu hiệu bất thường thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa bệnh. Nếu nước tiểu nhiều canxi, cần cung cấp đủ canxi, giảm protein động vật, muối, đường sucrose. Nếu nhiều acid uric, cần giảm thức ăn có chứa purine. Nếu nhiều oxalate, cần tránh các thực phẩm chứa nhiều oxalate, vitamin C, ăn đủ calnxi. Với nước tiểu ít thành phần citrat, nên ăn thêm trái cây, rau quả, giảm protein động vật, uống nhiều nước chanh (có nhiều citrate) giúp giảm hấp thu muối, canxi, protein trong thức ăn.