Friday, June 19, 2015

Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng

Sỏi thận tiết niệu khá thường gặp, được phát hiện ngày càng nhiều. Tỷ lệ người bệnh suy thận do sỏi cũng khá cao. Sỏi thận và niệu quản chiếm đa số (90%), trong đó sỏi canxi chiếm chủ yếu 80%, sỏi uric chiếm 10 – 15%. Nam giới gặp nhiều hơn nữ, gấp 3 lần. Chế độ ăn uống chứa nhiều protein động vật, nhiều canxi, oxalat... là yếu tố nguy cơ tạo sỏi.
1. NGUYÊN NHÂN

Có nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thể.

a) Nguyên nhân ti ch: Yếu tố thuận lợi cho tắc nghẽn nước tiểu

- Do bẩm sinh: Trào ngược bàng quang – niệu quản, bệnh lý chỗ nối bể thận – niệu quản, túi thừa hệ tiết niệu, thận móng ngựa, đa nang…

- Do mắc phải: Chít hẹp đài thận, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh lý cổ bàng quang…

b) Nguyên nhân toàn th: Do các rối loạn chuyển hóa gây ra sỏi canxi, sỏi uric, sỏi oxalat, sỏi cystin. Một số trường hợp do nguyên nhân di truyền.

c) Do vi khun: Nhiễm khuẩn tiết niệu do các vi khuẩn tiết ra men Urease làm phân huỷ ure tạo thành amoniac, amoniac bị phân huỷ sẽ gây kiềm hoá nước tiểu từ đó dễ tạo thành sỏi (sỏi Struvit).

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định dựa vào tiền sử bệnh, các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu, các thăm dò cận lâm sàng như siêu âm, Xquang bụng, UIV, CT scan, chụp bể thận ngược dòng, xuôi dòng.

a) Lâm sàng

- Khai thác tiền sử, diễn biến bệnh, tiền sử gia đình...

- Triệu chứng toàn thân: sốt kèm rét run, có thể sốt cao 39 – 400C trong viêm thận - bể thận cấp, có thể sốc nhiễm khuẩn.

- Triệu chứng cơ năng: Đau là triệu chứng điển hình của sỏi thận tiết niệu do sỏi gây tắc nghẽn và di chuyển. Hỏi bệnh sẽ phát hiện:
+ Đau thận: Đau thắt lưng, đau âm ỉ vùng thắt lưng (sỏi thận).
+ Đau niệu quản: Cơn đau quặn thận lan xuống dưới kèm dấu hiệu về tiểu tiện (sỏi niệu quản).
+ Đau bàng quang: Ít gặp, thường thành cơn kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn và rối loạn tiểu tiện, có thể lan xuống niệu đạo (sỏi bàng quang).
+ Đái máu: Đại thể, vi thể, thường kèm theo đau.
+ Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, rắt, đái mủ…
+ Dấu hiệu tắc nghẽn: Đái khó ngắt quãng, tắc, thận to ứ nước.

- Triệu chứng thực thể:
+ Chạm thận, bập bềnh thận +/-.
+ Vỗ hông lưng +/-.

b) Cn lâm sàng

- Công thức máu: Bạch cầu tăng, chủ yếu đa nhân tăng.

- Protein niệu: Protein niệu < 1g/24h khi viêm thận bể thận cấp.

- Tế bào niệu: Hồng cầu niệu, bạch cầu niệu thường gặp, có thể thấy cặn canxi, phosphat, urat…

- Cấy vi khuẩn niệu (+) khi có nhiễm khuẩn. Thường gặp E. coli, Proteus, Klebsiella…

- Siêu âm: Phát hiện được sỏi cản quang và không cản quang ở vị trí nhu mô thận, đài bể thận, niệu quản 1/3 trên và 1/3 dưới. Phát hiện được, tình trạng sỏi gây tắc nghẽn, thận to (hình ảnh ứ nước, ứ mủ bể thận, niệu quản giãn, máu cục bể thận…).


Phim chụp XQ thận, niệu quản và bàng quang có hình ảnh sỏi thận hai bên. Ảnh: Wikipedia

- Chụp X-quang bụng không chuẩn bị: Có thể thấy sỏi cản quang ở hệ tiết niệu.

- Chụp UIV: Không thực hiện khi đang nhiễm khuẩn nặng, hoặc khi có suy thận cấp.

- Chụp ngược dòng (UPR): Nếu không phát hiện được nguyên nhân gây ứ nước thận cần chụp UPR, nhưng cảnh báo nguy cơ gây nhiễm khuẩn sau thủ thuật.

- Chụp bể thận xuôi dòng: Tiến hành khi UPR không thực hiện được ở người bệnh có ứ nước bể thận.

- Chụp cắt lớp vi tính CT: Phân biệt sỏi gây nhiễm khuẩn áp xe nhu mô thận, bể thận hay khối u thận tiết niệu.

- Cấy máu: Nếu sốt cao > 380C kèm rét run, thường gặp VK Gram-âm như E. coli hoặc Gram-dương.

2.2. Chẩn đoán phân biệt: Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có thể gặp trong các bệnh khác.

- Phân biệt đái máu: Do sỏi, khối u, lao tiết niệu, viêm bàng quang.

- Phân biệt trên X-quang: Cản quang ngoài hệ thận tiết niệu, vôi hóa do lao, giãn đài bể thận do nguyên nhân không phải do sỏi tiết niệu.

- Phân biệt biến chứng: Vô niệu và nhiễm khuẩn tiết niệu do nguyên nhân khác.

- Phân biệt đau: Do sỏi thận tiết niệu, viêm túi mật, ruột thừa, viêm tụy, viêm buồng trứng, nang buồng trứng.

3. ĐIỀU TRỊ

- Sỏi thận - tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận cấp - mạn, nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết; đái máu, vô niệu và suy thận cấp.

Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị triệu chứng.
+ Điều trị triệt để.

3.1 Điều trị triệu chứng bao gồm:

- Hạ sốt: Paracetamol 500mg x 1-2 viên/ lần khi sốt cao > 380C. Thận trọng có thể gây suy gan cấp do thuốc.

- Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu (tiểu buốt, rắt, có thể đục): kháng sinh uống:
+ Trimethoprim – sulfamethoxazol: 80/400 mg x 4 viên chia 2 lần cách nhau 12 h x 3 ngày, lưu ý phản ứng dị ứng chậm.
+ Hoặc nitrofurantoin 100 mg x 4 lần/ ngày x 7 ngày
+ Hoặc amoxicilin: 250-500 mg x 3-6 viên/ ngày, chia 3 lần.
+ Amoxicilin-clavulanat: 500 mg x 3 viên/ ngày, chia 3 lần x 3 ngày. Nếu không uống được và tình trạng nặng có thể chuyển đường tiêm TM: 1 g x 2 lọ/ngày, chia 2 lần.
+ Hoặc cephalexin 500mg x 4 viên chia 4 lần/ ngày x 10 ngày

- Giảm đau giãn cơ trơn khi có cơn đau quặn thận:
+ Drotaverin 40mg x 3 viên/ ngày chia 3 lần đường uống.
+ Spasmaverin 40mg x 4 viên/ ngày đường uống, hoặc x 4 ống/ngày đường tiêm

3.2 Điều trị khi có biến chứng:

a) Thuc giảm đau:

- Phloroglucinol 40 mg x 4 viên/ ngày chia 3-4 lần khi đau, đường uống, hoặc x 4 ống/ngày đường tiêm.

- Tiemonium 5mg x 1 ống/ lần nếu cơn đau quặn thận, đường tiêm.

b) Kháng sinh:

- Amoxicilin hoặc ampicilin 1 g x 4 lọ/ ngày chia 4 lần tiêm tĩnh mạch x 10 – 14 ngày.

- Hoặc cephalosporin (thế hệ 2, thế hệ 3): 10 – 14 ngày.
+ Cefuroxim 250mg x 2 lần/ngày đường uống, hoặc cefuroxim đường tiêm TM.
+ Hoặc cefotaxim 1g x 3 lần/ngày tiêm TM.
+ Hoặc ceftriaxon 1g /ngày tiêm TM.

- Hoặc fluoroquinolon đường uống: trong 3 – 7 ngày, có thể tới 10 ngày
+ Ciprofloxacin 250mg – 500 mg x 2 lần/ngày.
+ Hoặc norfloxacin 400 mg x 2 lần/ngày.
+ Hoặc ofloxacin 200mg x 2 lần/ngày.
Có thể truyền 3 ngày, sau đó chuyển sang đường uống tiếp.
Cần lưu ý: Thuốc có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn và không được dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 15 tuổi.

- Viêm thận – bể thận cấp (sốt cao rét run, bạch cầu máu cao, tiểu buốt rắt đục, đau hố thận, cấy vi khuẩn máu và niệu dương tính...): Xem bài Viêm thn bể thn cp.

c) Cầm máu khi có đái máu toàn bãi:

- Transamin 500 mg x 2- 4 viên chia 2 lần đường uống, nếu đái máu nặng chuyển sang tiêm TM.

d) Truyn máu cp cnếu đái máu nhiều gây tụt huyết áp.

e) Điều trị suy thn cp: Nếu vô niệu cần lọc máu cấp cứu, không trì hoãn khi kali máu ≥ 6,5 mmol/l.

3.3 Điều trị nguyên nhân: giải phóng tắc và bán tắc do sỏi:

- Tán sỏi:
+ Tán ngoài cơ thể: Sỏi < 2 cm ở bể thận, đoạn đầu và cuối niệu quản.
+ Tán sỏi nội soi qua da: Nhiều sỏi bể thận.
+ Tán sỏi nội soi laser: Qua đuờng nội soi bàng quang - niệu quản và bể thận.

- Lấy sỏi nội soi: Sỏi nhỏ ở niệu quản đoạn dưới, ở bàng quang, ở niệu
đạo.

- Mổ lấy sỏi: Chỉ mổ mở khi sỏi to hoặc sỏi san hô bể thận. Mổ nội soi qua da, qua niệu quản áp dụng nhiều ở các nước.

4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tùy thuộc vào kích thước, vị trí của sỏi có thể gặp các biến chứng sau:

a) Biến chứng cơ học do si di chuyn:

- Vô niệu – suy thận cấp: tắc nghẽn cả 2 bên.

- Vỡ bể thận hoặc niệu quản do ứ nước: Ít gặp.

b) Biến chng nhim khun: Viêm thận bể thận cấp, mạn, ứ mủ bể thận, hoại tử thận, hoại tử núm thận, suy thận.

- Nhiễm khuẩn tại nhu mô thận: Viêm thận bể thận cấp biểu hiện sốt cao, đau thắt lưng. Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết hoặc làm hỏng thận do ứ mủ bể thận nếu không điều trị kịp thời.

- Nhiễm khuẩn tiết niệu không có biểu hiện toàn thân: Sỏi kèm theo nhiễm khuẩn tiết niệu, cấy vi khuẩn dương tính, không có sốt, không có hội chứng bàng quang cấp.

5. DỰ PHÒNG

- Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần:
+ Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng 1,5 đến 2 lít/ngày.
+ Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm thận bể thận.

- Đối với sỏi canxi:
+ Nước dùng cho ăn uống ít thành phần canxi.
+ Hạn chế ăn thức ăn có nhiều canxi.
+ Một số thuốc như allopurinol điều trị kéo dài cần được theo dõi cẩn thận.

- Dự phòng sỏi uric:
+ Duy trì pH niệu kiềm.
+ Cho uống bicarbonat natri 5-10g/ngày.
+ Cho allopurinol 100-300 mg/ngày nếu có tăng axít uric máu.

Thursday, June 18, 2015

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận sớm nhất ai cũng nên biết

Bệnh sỏi thận nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời cũng làm tăng khả năng hình thành biến chứng do sỏi thận gây ra.

Sỏi thận là một căn bệnh không còn xa lạ đối với chúng ta. Sự kết tụ bất thường của một vài viên sỏi tại thận hoặc đường tiểu gây cản trở việc bài viết nước tiểu được gọi là sỏi thận.
Sỏi thận được hình thành qua một thời gian dài, mức độ nguy hiểm ở chỗ hầu hết người bệnh bị sỏi thận chỉ nhận biết bệnh qua những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc qua chụp Xquang, siêu âm. Không phát hiện sớm để điều trị kịp thời cũng làm tăng khả năng hình thành biến chứng do sỏi thận gây ra. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận sớm nhất:

Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đâu thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận.
Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra ngoài cùng nước tiểu. Khi thấy có cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.
Bệnh sỏi thận khi có những dấu hiệu rõ ràng là đau. Đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được.
Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt.
Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng.
Tiểu ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Tiểu buốt, tiểu dắt.
Cũng có khi hòn sỏi to di chuyển xuống gây tắc niệu quản dẫn đến ứ nước, thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước và sau hố thắt lưng. Cũng có khi hòn sỏi nhỏ di chuyển chỉ gây đau nhẹ và lan nhanh.
Đau vùng hố sườn lưng, thường đau âm ỉ một bên hoặc cả hai bên. Đau cả vùng hạ sườn. Khi vỗ hố lưng, bệnh nhân nhức nhối. Thường do sỏi đài bể thận.
Khi có kèm thận to thì có thện ứ nước hoặc ứ mủ và hòn sỏi có thể ở niệu quản. Đau kèm bí tiểu: Sỏi đã chít tắc cổ bàng quang hoặc đã ra niệu đạo.
Để phòng tránh sỏi thận, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng như tuân thủ phác đồ điều trị đặc biệt của bác sĩ khi bạn đã mắc bệnh. 

Wednesday, June 17, 2015

Phòng ngừa sỏi thận, niệu đạo

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi. Nên ăn đủ canxi, hạn chế muối, thịt, uống đủ nước (nhiều hơn 2 lít/ngày). Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm nguy cơ tái phát sỏi.

Vì vậy, để phòng tránh sỏi thận phải uống thật nhiều nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Nhu cầu uống nước của mỗi người tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Không nên uống các loại nước nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận… chú ý phải hỏi kĩ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.

Có chế độ ăn hợp lý, ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào. Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ khiến cơ thể dư thừa canxi, lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ hình thành sỏi. Thói quen ăn mặn, ăn nhiều chất đạm, thịt cũng là một nguy cơ gây sỏi thận. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ cũng sẽ làm tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Do đó, để phòng ngừa sỏi thận bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa nhiều canxi; trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung nhiều rau tươi vì chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat ngăn chặn tạo sỏi. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà đặc, cà phê, sô-cô-la, bột cám, ngũ cốc, rau muống... Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay. Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau đẻ), phải dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín.

Thursday, June 11, 2015

Dấu hiệu bị sỏi thận và cách điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả nhất

Người bị bệnh sỏi thận thường không phát hiện sớm mình bị sỏi vì không có dấu hiệu nào đáng kể. Triệu chứng đầu tiên của bệnh sỏi thận là người bệnh bị đau vùng hông, thắt lưng.

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Sỏi thận là nguyên nhân dẫn đến suy thận
Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.
Sỏi trong thận được hình khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Sỏi thận thường có các triệu chứng: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc. Tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Người mắc bệnh cũng có sốt cao 38 – 39 độ C, hoặc bị ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.Nguồn nước uống chứa nhiều canxi… cũng gây tạo sỏi.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.Ăn nhiều muối, người thừa cân béo phì, nghiện rượu… nguy cơ mắc bệnh cao.
Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.
Phát hiện sớm sỏi thận để điều trị bệnh
Để phòng bệnh, mỗi người cần “ngăn chặn” từ đầu các nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như: Uống nước đủ và đều, ăn uống hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách (nhất là với nữ), không uống quá nhiều rượu bia…
Nếu có những triệu chứng của bệnh, cần đi khám để bác sĩ chuyên khoa có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Nếu nhẹ, có thể điều trị nội khoa (uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểunếusỏi nhỏ dưới 5mm; uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài).
Nếu điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Các biểu hiện của sỏi thận rất dễ nhầm lẫn bệnh khác. Viên sỏi có thể gây đau ở vùng xườn bụng, giữa xương sườn và hông, đau ở hông cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.
Sỏi thận là “thủ phạm” chính gây đau đường tiết niệu và chiếm đa số các ca cấp cứu tại bệnh viện. Bệnh phát triển ở nam giới ngoài 40 sống ở những vùng nóng bức. Ngoài ra, béo phì và nghèo dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em.

Điều bí ẩn của bệnh
Người ta chưa hiểu rõ về sỏi thận nhưng cho rằng có một số người dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác, trong đó có yếu tố di truyền.
Một số bệnh cũng làm gia tăng sự hình thành sỏi thận, bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu tái diễn thường xuyên, bệnh thận, bệnh chuyển hóa và nhiễm toan ống thận (thận không có khả năng bài tiết axit – bệnh có yếu tố di truyền).
Những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao gồm những người bị viêm đường ruột mãn hay phải thay thế một đoạn ruột hoặc phẫu thuật tạo hậu môn.
Tình trạng khử nước cũng là 1 yếu tố quan trọng có thể dẫn tới sỏi thận bởi vì các khoáng chất này hiện diện tự nhiên trong nước tiểu và sẽ trở nên đậm đặc khi lượng nước ít đi.
101 tinh thể tạo nên sỏi thận
Một viên sỏi thận có chứa thành phần chính là can-xi oxalate (vốn có sẵn trong nước tiểu), axit uric, xsytin hay methionine.
Quả thận làm việc như một máy lọc của cơ thể. Chúng lọc máu và đưa các chất thải từ máu vào nước tiểu. Nếu lượng nước tiểu quá ít hoặc thường xuyên bị ứ lâu thì các tinh thể rắn nhỏ sẽ kết hợp với nhau và hình thành những viên sỏi thận.
Một số viên sỏi thận nhỏ đến mức mà chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu tiện mà không thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu chúng quá lớn, thì sẽ phải cần tới sự can thiệp y tế. Những viên sỏi lớn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe thực sự bởi vì chúng sẽ gây tắc, khiến thận bị ứ nước và gây viêm thận. Nếu chúng lọt vào niệu quản sẽ gây ra các cơn đau quặn.
Các biểu hiện của sỏi thận
Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.
Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.
Tiêu sỏi
Hầu hết các viên sỏi thận sẽ tự đào thải với thời gian là 6 tuần. Trong giai đoạn này, sẽ cần một đơn thuốc giảm đau, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để mọi thứ được lọc thải và phòng khử nước.
Nếu viên sỏi quá lớn để có thể tự tiêu thì sẽ đòi hỏi sự can thiệp để phá vỡ viên sỏi này, giúp nó tự tiêu. Các cách thường áp dụng là dùng sóng siêu âm hay máy tán sỏi.
Nếu viên sỏi lớn đến mức không thể áp dụng hai cách trên thì sẽ phải phẫu thuật.
Phòng sỏi thận như thế nào?
Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận.
Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.
Sỏi thận. Những triệu chứng cần lưu ý
Đau dữ dội
Cảm giác đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, người bệnh bị nôn và thường xuyên buồn nôn.
Thường là đau xuất hiện ở vùng hố sườn lưng một bên hay hai bên, cả vùng hạ sườn. Đau co thể lan từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi.
Tiểu tiện ra máu
Sau cơn đau quặn thận, người bệnh thường bị tiểu ra máu toàn bãi, thường tái phát khi bệnh nhân rung chuyển nhiều và mạnh, có thể đỡ khi bệnh nhân được nghỉ ngơi. Ngoài tiểu ra máu, một số bệnh nhân bị tiểu ra mủ, tiểu buốt hay tiểu gắt.

Sốt cao
Nếu bị viêm đài- bể thận, bệnh nhân dễ bị sốt rất cao, có cảm giác rét run. Khi đó, bệnh nhân cần được xét nghiệm nước tiểu, đo pH, cấy nước tiểu , siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay xét nghiệm máu để có kết luận cụ thể về tình trạng bệnh.
Cách điều trị sỏi thận
Sỏi thận có nhiều cách chữa bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Điều trị nội khoa theo Tây Y có kết quả rất giới hạn và tốn kém. Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật lấy sỏi hay các thủ thuật như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, lấy sỏi niệu quản qua nội soi đều là các kỹ thuật xâm lấn, chi phí điều trị cao, phải có những chỉ định chuyên biệt. Tuy nhiên, hơn 60% số người bị sỏi thận sẽ bị tái phát trở lại, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.
Dùng thuốc từ thảo dược để điều trị sỏi thận bắt đầu được chú ý từ những năm 1970. Trong đó, Kim Tiền Thảo – Desmodin styracifolium (Osb.) Merr. Fabaceae – là dược liệu rất công hiệu để chữa các bệnh về sỏi thận, sỏi tiết niệu. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy Kim Tiền Thảo tác dụng điều trị tốt đối với sỏi có gốc canxi. Thời gian điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu. Sau khi hết triệu chứng lâm sàng, có thể phòng ngừa sự tái kết sỏi bằng cách dùng Kim Tiền Thảo với liều thấp hơn.
Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự lớn lên thêm của viên sỏi, đồng thời hòa tan sỏi thận theo cơ chế bào mòn. Sau đó nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và bị đẩy ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Ngoài ra, Kim Tiền Thảo giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra.

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu rất dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ ăn uống đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật… thường xuyên sử dụng Kim Tiền Thảo với liều duy trì giúp phòng tránh sỏi đường tiết niệu, nhằm mang lại cho người bệnh cuộc sống tốt đẹp hơn.


Sỏi thận cần tránh ăn gì?

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.
Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.
Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ, kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận; ngược lại, nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.
Sỏi thận cần tránh ăn gì?
Bị sỏi thận nên tránh ăn thực phẩm khô chứa chất purin như cá khô, tôm khô.
Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát? Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ luôn lưu ý với người bệnh.
Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận
Ăn ít thịt động vật: ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
Hạn chế muối và mỡ: nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.
Chế độ ăn được khuyến khích dùng các thực phẩm sau
Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất): nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu, nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, pho mai: Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, pho mai (khoảng 800 - 1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra, kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci nhưng không phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.

Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.


Wednesday, June 10, 2015

Sỏi thận và những nguy cơ từ lối sống

Sỏi thận, sỏi mật gặp nhiều ở phụ nữ tuổi trung niên trở lên và gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Triệu chứng chủ yếu là cảm giác đau ở vùng hạ sườn phải, cơn đau có thể kéo dài từ 15 phút đến vài giờ. Đôi khi người bệnh bị ói mửa hay đổ mồ hôi. Theo các chuyên gia khuyến cáo, sỏi thận sỏi mật có liên quan nhiều đến lối sống. Dưới đây là một số thói quen gây sỏi ở mật hoặc sỏi thận mà có thể bạn chưa biết:

Thói quen ăn nhiều mỡ

Thức ăn giầu protein và chất béo làm tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.  Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng động vật, thịt sẽ tạo ra các chất chuyển hóa acid uric, dẫn đến sỏi.

Lời khuyên: Nên hạn chế lượng cholesterol trong chế độ ăn uống, nên ăn ít hoặc tránh ăn các thực phẩm giầu giàu cholesterol. Bổ sung nhiều trái cây tươi và rau quả, tỏi, hành tây, nấm, nấm đen … sẽ có tác dụng tốt cho việc làm giảm cholesterol.

Thói quen ăn chay

Ăn chay là lựa chọn của nhiều chị em muốn giảm cân. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tư vấn, rau bina, cần tây,  cà chua, măng và rau quả khác giàu axit oxalic… nếu ăn quá nhiều có thể gây kết tủa từ nước tiểu và tạo thành sỏi, với các sản phẩm đậu nành hoặc thực phẩm có chứa quá nhiều canxi có xu hướng hình thành sỏi.


Lời khuyên: Nên hạn chế các loại rau quả có chứa oxalat, trước khi ăn trần hoặc luộc để giảm lượng axit oxalic. Ngoài các loại thực phẩm trên, một số loại khác giầu oxalat nên hạn chế như loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.

Uống không đủ nước

Việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu bị lưu giữ lâu, nồng độ của nước tiểu đậm đặc, chất động lại tăng lên và dễ hình thành sỏi thận và sỏi tiết niệu.

Lời khuyên: Uống nhiều nước, khuyến cáo mỗi ngày nên uống nhiều hơn 2lít nước và nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất cho cơ thể bạn. Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn phòng ngừa nguy cơ sỏi thận.

Lười vận động, ít thể thao

Lười vận động, ít thể thao gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, tăng muối canxi trong thành phần nước tiểu, dẫn đến sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, việc lười vận động sẽ làm thành bụng lỏng lẽo, gây sa nội tạng, chèn ép ông mật, dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.

Lời khuyên: Tốt nhất,dù công việc của bạn có bận rộn đến mấy cũng nên sắp xếp thời gian vận động, thư giãn, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, việc đó không chỉ đẩy nguy cơ sỏi thận ra xa mà còn phòng ngừa các bệnh nguy hiểm khác như huyết áp, tim mạch, béo phì, tiểu đường...

Xem thêm cẩm nang chữa bệnh sỏi thận tại đây


Tuesday, June 9, 2015

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đã "chớm" bị bệnh thận

Phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh thận và cải thiện nó bằng một lối sống lành mạnh là việc làm cần thiết để bạn tránh cho mình nguy cơ suy thận.


Cũng như gan, thận là bộ phận nội tạng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể.
Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, ... thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể.
Chính vì tầm quan trọng của thận nên sức khỏe thận luôn là điều bạn cần phải lưu tâm.
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu suy yếu của thận cũng là một cách tích cực để bạn cải thiện nó, giúp tránh những nguy cơ suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Những dấu hiệu cảnh báo bạn đã &quot;chớm&quot; bị suy thận
Mặt cắt thận bị suy.

1. Những dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề:
Thay đổi thói quen đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…
Cơ thể bị phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.
Chế độ ăn không hợp lý khiến cơ thể, đặc biệt là thận, tích tụ nhiều độc tố gây ra các hiện tượng trên. Thanh lọc cơ thể sẽ khiến cho bạn loại bỏ những độc tố đó.
Mệt mỏi: Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin (một loại hormone tạo ra tế bào hồng cầu chứa oxy) hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng.

Ngứa: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi như nước tiểu: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi.
Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Đau chân hay cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
2. Những giải pháp giúp thận luôn khỏe mạnh:
-Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
- Có chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
- Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
- Dừng hút thuốc lá, hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

Monday, June 8, 2015

Cảnh báo 10 biểu hiện của bệnh thận hư

Không chỉ đàn ông mà phụ nữ mắc chứng thận hư ngày càng tăng, đặc biệt là giới công chức văn phòng. Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng như lưng, đầu gối nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng… là những biểu hiện cho thấy bạn có thể bị thận hư.

Đau lưng - vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh.
Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, có bệnh lâu ngày, cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra.
Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân, gót chân đau nhức....
Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.
Chóng mặt tai ù: Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, cái cảm giác hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… kèm theo đó là tình trạng ù tai.
Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ có thể làm cho tai bị điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.
Trong đông y nói “Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tai ù.
Táo bón: Người táo bón thường có các biểu hiện như hậu môn nứt và dễ bị trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt.
Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.
Tiểu nhiều về đêm: Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là “tiểu nhiều về đêm”.
Nguyên nhân đa phần là do thận khí hư yếu gây ra.
Xuất hiện bọng mắt: Sáng ngủ dậy bạn phát hiện ra mắt cảm giác rất khô, bạn nghĩ có lẽ do làm việc quá căng thẳng thế nhưng khi soi gương bạn phát hiện ra bọng mắt rất to.
Hãy cẩn thận đây là tín hiệu cảnh báo thận hư, chứng tỏ chức năng của thận suy kém không thể bài tiết hết nước tiểu và độc tố ra ngoài cơ thể.
Các triệu chứng của tiền mãn kinh đến sớm: Những dấu hiệu của hội chứng tiền mãn kinh như có các cơn bốc hỏa lên mặt, hay hồi hộp đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, tâm trạng không ổn định… tìm đến bạn khi mới trước tuổi 40 thì bạn nên chú ý.
Bởi Đông y cho rằng đó là biểu hiện của lão hóa, lao động vất vả trong thời gian dài dẫn đến thận hư và được biểu hiện ra ngoài bằng việc lão hóa sớm.
Chế độ ăn của bạn không tăng lên, cuộc sống vẫn giữ như trước đây thế nhưng trọng lượng cơ thể không ngừng tăng lên.
Hàng ngày bạn tập thể dục hàng tiếng đồng hồ nhưng hiệu quả không rõ rệt.
Có rất ít người cho rằng béo phì có liên quan đến thận, thế nhưng thực tế việc bạn tăng cân nhanh như vậy nguyên nhân chủ yếu lại do thận hư gây ra.
Tóc bạn trước đây luôn bóng mượt nhưng gần đây trở nên khô cứng, không còn bóng mượt như trước nữa.
Bạn đã dùng đủ các loại sản phẩm chăm sóc tóc tốt nhất, hàng tuần bạn đều đi hấp tóc thế nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Nếu xảy ra tình trạng này bạn nên xem xét có phải do chức năng thận suy kém gây ra hay không?
Chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, ác mộng nhiều Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.
Lãnh cảm trong tình dụcBạn vẫn còn rất trẻ thế nhưng những ham muốn tình dục dường như giảm sút rất nhiều thậm chí không còn muốn “yêu”.
Đây là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ thận hư.
Bạn luôn có cảm giác lạnh, chân tay luôn ở trạng thái lạnh buốt, ngồi trong phòng làm việc có điều hòa bạn thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, bạn luôn mặc nhiều quần áo hơn mọi người xung quanh hay bạn dính lạnh thường bị đau bụng đi ngoài.
Đông y cho rằng đó là những biểu hiện của thận dương hư.
Thận có chức năng “nạp” khí: Do thận hư không thể “tích” khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, cảm thấy khó thở.
Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.