Friday, January 24, 2014

Nguồn Gốc Tết

Có bao giờ bạn từng thắc mắc Tết Nguyên Đán là Tết gì không? Không phải chỉ là nó là ngày mừng năm mới của Việt Nam ta mà nó còn ý nghĩa sâu xa là gì không ? Không tìm hiểu thì thôi nếu bạn biết được ý nghĩa và nguồn gốc của nó là tết này bạn đã có chút kiến thức để “tám” cùng bạn bè với tư cách như một nhà thông thái đấy .Vì có khi quá hiển nhiên bạn chỉ dừng việc hiểu biết về “Tết Nguyên Đán ” với các từ gần nghĩa sát nhất mà bạn hay nghe từ nhỏ đến giờ là “Tết Ta (không phải tết Tây ), Tết Âm Lịch , Tết Cả .Chính xác Tết Nguyên Đan là theo ảnh hưởng của Tết Âm Lịch Trung Hoa , điều này thì ngay trong cái tên “Tết Nguyên Đán” bạn đã liên tưởng đến đây là cái tết có liên quan đến Trung Hoa.Thật vậy nguồn gốc của nó có từ Trung Hoa (thời Tam Hoàng Ngũ Đế ) . Chữ “Tết” trong “Tết Nguyên Đán” là chữ “Tiết” mà thành , chữ “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai , chữ “Đán” có nghĩa là buổi sáng sớm . Vậy bạn có thể đọc là “Tiết Nguyên Đán” và nó có nghĩa gần gũi là “Thời điểm sơ khai khởi đầu năm mới “. Người Trung Hoa thường gọi là “Xuân Tiết” .Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).


Tất Niên là gi ?
Tất niên không phải là ngày năm mới như cái nghĩa đen của nó, ngày tất niên có thể là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 tháng Chạp (nếu năm đó thiếu ngày 30 Âm lịch).Ý nghĩa thật sự của nó là ngày gia đình sum họp để ăn bữa tối tất niên ấm cúng bên nhau, có người còn làm cỗ cúng tất niên nữa cơ. Mọi thứ chuẩn bị trong ngày tất niên đều đợi đến thời khắc quan trọng nhất là giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) , thời khắc đánh dấu sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới . Thường để thật sự ý nghĩa bạn sẽ chúc tết đến người thân ngay trong thời khắc này vì mong điều may mắn sẽ đến với họ.

Ý nghĩa xông đất ?
Xông Đất hay còn gọi là đạp đất , mở hàng. Tục lệ này đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày mồng một là ngày khai trương của năm mới . Ngày này mà may mắn thì cả năm sẽ luôn suôn sẽ và thuận lợi nên ai vào nhà sau giờ giao thừa được coi là Xông Đất cho gia chủ. Chú ý hơn thường việc Xông Đất chỉ diễn ra 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu ý nghĩa là mọi việc trong năm mới đều diễn ra trôi chảy và thông suốt.

Truyến Thuyết Lì Xì ?
Lì xì thì ai chẳng biết là tiền người lớn tặng cho trẻ em bỏ trong một bao giấy đỏ. Bao giấy đỏ còn được gọi là Hồng Bao.Có một truyền thuyết về “Lì Xì” :
Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy


thuoc chua benh soi than

Thursday, January 23, 2014

Mua gì cúng lễ trừ tịch?

Nếu xem giao thừa là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới thì ta cũng có thể xem đó là sự kết thúc của một năm cũ?Vậy giao thừa là gì?Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cũng vì ý nghĩa đó để hoàn thành việc bàn giao để lại những cái cũ ta có lễ trừ tịch.


Lễ trừ tịch là lễ gì:

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để lại những cái cũ, những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ trừ tịch.
Lễ trừ tịch còn có ý để “trừ khử ma quỷ” đó cũng là ý nghĩa của từ “trừ tịch“. Vì thời điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa.

Giao thừa cúng ai?

Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông (thần) coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.
Lễ trừ tịch (lễ giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương luôn có quân đi , quân về trong không trung tấp nập. Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp “lễ trừ khử tà ma” linh thiêng hơn.
Giây phút cúng giao thừa của các gia đình với hoa quả,xôi gà, bánh trái sẽ được thực hện ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.
Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế khề khà măm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của gia chủ.

Chọn mua cái gì để cúng trừ tịch (cúng giao thừa ngoài trời) ?

Nếu năm nay bạn phải tự tay cúng giao thừa và không biết phải chọn mua cái gì để cúng thì hãy chuẩn bị những thứ như sau nhé:
  1. Gà trống tơ luộc
  2. Bánh chưng (miền nam không có cũng được)
  3. Xôi (gấc).
  4. Trái cây (chuối,quít…)
  5. Đèn nến
  6. Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa)
  7. Trầu cau (không có cũng được).
  8. Rượu/trà (Rượu trước sau đến trà)
  9. Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã ( giống trong Tuồng Chèo ấy ), chính là mũ để cúng tế vị thần.
  10. Nhang đèn.

Lễ cúng thổ công (hay cúng giao thừa trong nhà) 

Sau khi cúng giao thừa ngoài trời ta tiến hành cúng thổ công (được xem là vị thần cai quản việc trong nhà).Lễ vật cũng chuẩn bị giống lễ trừ tịch nhưng bỏ mũ chuồn ra.

Làm bữa cơm tất niên như thế nào?

Chiều 30 tết ta chuẩn bị bữa cơm tất niên cho gia đình , bữa cơm này ta sẽ chọn những món ăn truyền thống,  soithan.vn sẽ liệt kê ra những nhóm món ăn nếu bạn nấu được món nào thì làm món đó (chứ không cần phải làm hết) . Ở đây danh sách không có món xào ,đúng ra phải có luôn món xào .
Đồ nếp truyền thống
- Bánh Chưng
- Xôi Gấc
- Chè kho
Các loại Giò :
- Giò lụa
- Giò xào giòn
Các món nộm, salad :
- Nộm Đu Đủ thịt bò
- Nộm rau câu
- Dưa Góp : su hào, cà rốt, dưa chuột… và củ hành muối.
Món Nguội :
- Gà luộc
- Bê tái chanh
- Bắp bò ướp ngũ vị hương, hấp chín
- Bắp bò ngâm mắm
Món chiên, rán :

Mực ống nhồi tôm, thịt nướng mật ong
Chả cá Tuyết Hoa
Chả mực Tuyết Hoa
Gà rán mật ong, lá chanh
Nem
Món ninh, hầm :
Chân Giò ninh măng
Mọc nấu măng, mộc nhĩ
Bông Nấm trắng làm từ đậu nành ninh măng, mộc nhĩ
Món nước :
Miến gà – măng
Bún sườn – măng
Bún Thang
Bún Tôm
- Hoặc một nồi lẩu Cá/ Nấm…
thuoc chua benh soi than

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.

Gọi ngũ quả, tức là năm loại quả. Cách trang trí mâm ngũ quả ở hai miền Nam Bắc cũng khác nhau. Trong Nam, mâm ngũ quả gồm năm loại: Dừa, Đu đủ, Xoài, Sung, Mãng cầu hoặc chùm trái Mây. Ngoài Bắc mâm ngũ quả thường có: Chuối, Bưởi, Cam, Quýt, Phật thủ hoặc Hồng Xiêm.
Ngày nay, do du nhập một số lọai quả của nước ngoài như: Lê, Táo , Nho…nên mâm ngũ quả không còn là năm loại quả như trước đây nữa. Người ta bày thêm vào đó có khi lên tới bảy, tám loại quả, cốt cho mâm ngũ quả to, đẹp, trang trọng hơn, nhưng vẫn mang ý nghĩa tâm linh.
Đây là việc làm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với Tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Mâm ngũ quả cùng với bánh chưng hoặc bánh tét là lễ vật để thờ cúng ông bà, Tổ tiên trong mấy ngày tết. Cầu nguyện ông bà, Tổ tiên phù hộ cho con cháu bước sang năm mới mọi sự tốt lành, an khang, thịnh vượng.
Từng loại trái cây mang ý nghĩa riêng: Mãng cầu là cầu chúc, Đu đủ là đầy đủ, Dừa là vừa hoặc thừa thãi, Xoài là Sài (ăn uống). Sung là sung sướng (tinh thần sống vui vẻ, hạnh phúc).
Trên bàn thờ ngày tết có mâm ngũ quả còn tăng thêm vẻ đẹp, trang trọng vào dịp đầu năm mới.
Ngoài ý nghĩa trên, mâm ngũ quả còn có giá trị là những vị thuốc quý.

Quả Dừa:

Mới dùng trong phạm vi dân gian như: dùng nước trái dừa non uống cho đỡ khát, vì nước dừa có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu; gáo dừa đốt thành than uống trị ngộ độc thực phẩm. Dừa còn dùng trong công nghiệp chế biến xà phòng, là chất gây bọt và tẩy mạnh.

Đu Đủ:

80% là nước, còn lại là chất đường và một số chất béo. Đu đủ chín được coi là món ăn bổ dưỡng sức khỏe, chữa bệnh táo bón, giúp tiêu hóa thức ăn (đặc biệt là tiêu chất thịt và trứng).
Xoài:
Là một lọai trái cây ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng riêng, thành phần chủ yếu là chất bột, đường, vitamin C. Trong đông y dùng trị các trường hợp chảy máu cam: ho ra máu, chảy máu dạ con, đường ruột; dùng vỏ hoặc quả xoài nấu thành cao lỏng cho uống, vỏ thân giã nhỏ xào với ruợu đắp vào chỗ xương đau trị thấp khớp đau nhức; vỏ xoài nhai ngậm chữa đau răng; nhựa xoài kết hợp với bồ kết chữa ghẻ. Gần đây còn điều chế từ lá xoài họat chất trị heeps sinh dục rất hiệu nghiệm.

Quả Sung:

Quả chín ăn ngọt, có mùi thơm riêng, trẻ em rất thích. Trong dân gian dùng nhựa bôi lên mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng tiêu tan. Trong bài thuốc cao dán mụn, thành phần nhựa Sung là chính. Dùng nhựa Sung đắp lên vết thương, vết thương mau tan máu bầm, máu tụ. Chị em phụ nữ bị sưng tuyến vú hoặc tắc tia sữa, bôi nhựa Sung có kết quả tốt.
Nhựa sung phết giấy bản đắp hai huyệt Thái dương và Ấn đường làm giảm đau đầu. Nhựa Sung + mật ong hòa nước uống trước khi ngủ làm nhẹ cơn hen suyễn.

Quả Na (mãng cầu):
Chứa các chất đường và dinh dưỡng. Quả Na chín ăn rất ngọt, ngon, bổ, tính lành. Trong dân gian đã có câu: “Thứ nhất quả Na, thứ nhì quả Nhãn, thứ ba quả Hồng”.
Lá Na là vị thuốc chữa sốt rét. Quả Na ké (chết khô trên cây) dùng chữa nứt kẽ vú rất hiệu nghiệm: thái nhỏ, sao vàng, tán bột trộn dầu mù u đắp lên vú mau lành. Hạt Na có độc, trong dân gian dùng diệt chấy, rận bằng cách giã dập nấu nước gội đầu, chấy rận sẽ chết.

Ý nghĩa khác của Mâm Ngũ Quả:

Ngũ

Ngũ (五) (năm) là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Thêm vào đó cư dân vùng nông nghiệp, Ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn Ngũ quả.
Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, “ngũ quả” có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.
Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

Quả

Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam, gồm cam, quất, bưởi, chuối và dứa.
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống[14]. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên[11]:

Màu sắc

Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành.Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc), …

Hình dáng, cấu tạo, hương vị:

Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: Lựu: có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, Bưởi và dưa hấu: căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và không đắng, cay.

thuoc chua benh soi than

Những điều kiêng kị trong ngày tết

Ngày Tết thường mọi người sẽ kiêng kị một số thứ với mong muốn gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống. Mỗi miền của nước ta đều có những điều kiêng kị khá khác nhau nên nếu bạn chuẩn bị làm dâu hay tới thăm bạn bè ở các vùng miền khác nhau nên cẩn thận một chút để không bị phạm úy nhé…

Miền Bắc
Nói về kiêng kị ngày Tết, có lẽ miền Bắc là vùng miền có nhiều điều cấm kị nhất cả nước. Người miền Bắc rất coi trọng và tuân thủ theo những điều không được làm ngày Tết với hy vọng nhiều thứ trong năm mới.
* Kiêng quét nhà: Ba ngày Tết đối với người miền Bắc là ba ngày đón may mắn đầu năm nên họ kiêng nhất quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Chính vì thế, vào ngày cuối cùng của năm, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.
* Kiêng đổ rác: Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký.
Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.
Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.
* Kiêng không treo những tranh “xui xẻo” như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…
* Kiêng cho lửa ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió. Các bạn chớ có nên đi xin lửa nhà người khác ngày Tết nha!
* Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi“. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn đó!
* Xông nhà: Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
* Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: “Chết rồi!”, “Tiêu rồi!”.
* Kiêng cho nước đầu năm: vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vào như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc
* Kiêng làm vỡ bát đĩa: Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
* Kị mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh. 
Miền Trung
Với người miền Trung, họ có vẻ thoải mái hơn đối với những ngày Tết, họ khá thoải mái đối với tất cả mọi thứ để có những ngày Tết.
*Tuy nhiên, với các món ăn, người miền Trung lại có một số tục như kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
*Ngoài ra, một số nơi ở miền Trung người ta thường kiêng mặc đồ màu trắng trong suốt tháng Giêng đầu năm mới.

Miền Nam
* Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.
* Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.
* Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.
* Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.

thuoc chua benh soi than

Wednesday, January 22, 2014

Bí quyết "bỏ túi" dành cho phái mạnh ngày tết

Ngày tết, ăn uống, bia rượu nhiều khiến chức năng sinh lý của phái mạnh có phần suy giảm, nhưng nếu biết ăn uống đúng cách, thì điều đó sẽ không còn là nỗi lo thầm kín của phái mạnh nữa, sau đây là một số bí quyết mà phái mạnh có thể "bỏ túi".

Quả bơ:
Quả bơ với những đường cong như cơ thể hấp dẫn của người phụ nữ, đặc biệt với cấu trúc ngọt ngào và bùi ngậy sẽ làm tăng thêm sự hưng phấn. Vì vậy, món salad gồm rau diếp, hành lá, hạt thông, và nước sốt Dijon mật ong sẽ làm tăng thêm cảm giác hạnh phúc.



Măng tây:
Măng tây là một chất kích thích khả năng yêu đương của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng vì ăn quá nhiều cũng có thể không tốt cho đường tiết niệu.
Bột maca:
Maca là một chất giúp tăng cường khả năng chăn gối. Là một loại rễ cây, nó mọc ở cao nguyên Peru. Bạn có thể ăn kèm bột maca với bánh mỳ, bánh ngọt và pha thêm vào cà phê. Nó đặc biệt tốt cho người bị yếu sinh lý do hậu quả của việc uống thuốc chống trầm cảm.
Gừng:
Gừng làm lưu thông máu, giúp cơ thể của bạn phản ứng nhanh hơn trong chuyện chăn gối. Gừng cũng hỗ trợ tiêu hoá, giúp duy trì khả năng tình dục sau khi bạn đã ăn quá no. Gừng muối trong món sushi quả là tươi mát; gừng tươi thêm vào các món xào cũng thêm vào gia vị cho tình yêu của bạn.

Hàu:
Hàu không chỉ giúp bạn tăng cảm giác hưng phấn, hàu còn giàu kẽm, sẽ giúp tăng cường khả năng sinh lý của bạn.
Sô-cô-la:
Đúng như tên gọi của nó, sô-cô-la là hương vị của tình yêu. Loại thuốc tình yêu thực sự nằm ở kakao. Kakao giúp tăng cường sản sinh ra hormone khiến bạn tăng khoái cảm, đó là serotonin và dopamine và có chứa phenylethylamine (PEA) sản sinh bởi não khi chúng ta yêu. Một hộp sô-cô-la sẽ luôn là món quà tình yêu lý tưởng để tặng cho người bạn đời của bạn.



thuoc chua benh soi than

Tuesday, January 21, 2014

Đồ ăn nhanh ngon miệng và tốt cho sức khỏe

1. Trứng luộc với rau
Chỉ cần một quả trứng luộc với một vài lát dưa chuột chẻ hay cà chua bi là đủ. Trứng luộc và một nguồn cung cấp protein dồi dào và dễ mang đi.


 2. Cháo yến mạch
Đây không chỉ là đồ ăn sáng. Cháo yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan giúp bạn no lâu hơn. Chỉ cần một gói bột yến mạch dùng ngay không chứa đường và chất phụ gia, cộng thêm vài thìa quả óc chó thái mỏng. Các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch.


3. Đậu luộc
Quả đậu luộc là nguồn cung cấp protein dồi dào sẽ giúp bạn cảm thấy no. Đây là lựa chọn tối ưu cho những người ăn chay.


4. Hạt điều, các loại hạt và hoa quả khô
 Hỗn hợp các loại hạt gồm hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, nho khô, dâu khô không chứa đường, các hạt ngũ cốc sẽ cung cấp cho bạn các loại chất béo tốt cho tim mạch từ các loại hạt giàu chất xơ và hoa quả khô cân bằng và tươi trẻ.


5. Salad sốt hummus
Loại salad ngon miệng này rất dễ để thưởng thức nơi công sở. Chỉ cần 1/3 cốc mù tạc với một đĩa rau hỗn hợp gồm cà rốt bao tử, ớt chuông, dưa chuột, cà chua bi trông vừa rất bắt mắt lại giàu dinh dưỡng.
Hummus là một loại sốt Trung Đông và Ả Rập làm từ đậu chickpea nấu chín nghiền nhuyễn trộn với sốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Ngày nay, nó phổ biến trên toàn Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi, Ma Rốc và cộng đồng ẩm thực trên toàn thế giới.


 6. Sữa nóng
 Trong những tháng mùa đông giá rét, một cốc sữa nóng có thể giúp bạn ấm người và đỡ khát. Đặc biệt, sữa đậu nành là nguồn cung cấp protein hoặc sữa hạnh nhân. Kèm với một chút hoa quả giúp bạn tăng thêm sinh lực.


7. Táo và pho mát
Cung cấp cho bạn protein và carbonhydrate cân bằng, giúp bạn thoải mái suốt cả buổi chiều.


thuoc chua benh soi than

Monday, January 20, 2014

Bí quyết giải rượu ngày tết

Tết đến xuân về, sau những lời chúc tốt đẹp thì rượu, bia là thứ không thể thiếu được, nhất là với cánh đàn ông. Đôi khi do quá vui vẻ, do thời gian và số lần cạn chén quá nhiều mà tửu lượng có hạn nên dễ xảy ra tình trạng bị say rượu.
Khi uống rượu say vùng vỏ đại não điều khiển sự tập trung, khả năng kiềm chế,… bị ức chế, một số trung tâm hành động bị kích thích nên khi say người ta thường có những hành vi hoàn toàn bất thường.
Say rượu là tình trạng nồng độ cồn ở trong máu vượt quá giới hạn kiểm soát và sự chịu đựng của cơ thể dẫn tới ngộ độc do sử dụng quá mức.
Say rượu thường biểu hiện qua các cấp độ: Nhẹ thì thái độ vui vẻ, cởi mở, sảng khoái; say vừa thì nói nhiều, hát hò, ầm ỉ, đi đứng xiêu vẹo,…; say nặng thì mất thăng bằng, mất khả năng kiềm chế, dễ gây tai họa có thể mất trí, rối loạn nhân cách gây hành vi quái dị hoặc gây ra nhiều tai biến, như hôn mê, suy hô hấp, đứt mạch máu não,…
Khi bị say rượu cách giải rượu tốt nhất dân gian thường dùng đó là:

- Uống nước hoa quả như nước chanh, cam vắt, nước gừng tươi. Dùng máy xay sinh tố xay khoảng 50g lá dong non hoặc nõn lá chuối non pha với nước để uống. Dùng nước bột sắn dây, rau cần hoặc nấu cháo đậu xanh để giải độc rượu.

Ăn uống ngày tết dễ gây ra bệnh trĩ, mọi người cần chú ý để phòng ngừa bị bệnh trĩ.Để biết dấu hiệu bệnh trĩ xem tại đây


thuoc chua benh soi than

Sunday, January 19, 2014

Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu


Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỉ lệ 10 - 15% dân số, chiem 45 - 50% bệnh tiết niệu. Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát.
Sỏi thậnlà một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền... Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi canxi hoặc magiê, phối hợp với oxalat, phosphat và urat.
Những năm gần đây nhờ sự phát triển của ngành Y - Dược, điều trị sỏi thận tiết niệu đã có những tiến bộ vượt bậc, đã làm thay đổi hẳn về điều trị sỏi thận tiết niệu. Bệnh nhân phải phẫu thuật đã giảm hẳn, hiện nay tỉ lệ phải phẫu thuật < 10%. Thay vào đó là các phương pháp điều trị nội khoa, phương pháp ngoại khoa kết hợp thuốc uống, Y học cổ truyền, biện pháp ăn uống, luyện tập...
Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị sỏi dựa vào các tiêu chí sau: Vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…
Điều trị ngoại khoa
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi,…
Tán sỏi ngoài cơ thể
Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.
Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.
Tán những sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng Laser đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, ưu việt hơn hẳn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước < 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.
Lấy sỏi thận qua da
Tạo đường hầm vào thận, và đưa ống nội soi đường kính 10 – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng Laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.
- Chỉ định cho sỏi bể thận. Sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
Hình ảnh lấy sỏi thận qua da

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi
Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc.

Phẫu thuật mổ mởHiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

Phẫu thuật bằng RobotThực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.

Điều trị nội khoa
Với những vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.
-Dùng thuốc đông y như Kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.....
-Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần.
Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm  cần chuyển phương pháp điều trị.
Nói chung, với nhiều phương pháp như hiện nay thì việc điều trị sỏi thận không còn khó khăn nhưng hầu hết các phương pháp này chỉ mới điều trị hết sỏi chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải điều trị nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng.
Từ nguyên nhân gây bệnh ta thấy: để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như phẫu thuật, tán sỏi,…chưa làm được.
Trong các thuốc điều trị sỏi thận, thuốc chiết xuất từ Kim tiền thảo có tác dụng hiệu quả nhất được ghi nhận cho tới nay. Cơ chế tác dụng của Kim tiền thảo là đa cơ chế: ngăn chặn kết tụ sỏi, bào mòn sỏi bài thạch, lâm thông, có tác dụng kiểm soát lượng khoáng chất trong nước tiểu rất tốt nên có tác dụng điều trị và phòng tái phát sỏi thận.

Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Nếu không có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nề như tăng huyết áp, viêm thận bể thận mạn, ứ mủ thận, suy thận cấp. và đặc biệt suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận.

Thuốc cốm trị sỏi thận SIRNAKARANG được bào chế từ kim tiền thảo nên có công dụng bào mòn sỏi. Thuốc được bào chế dưới dạng cốm nên dễ dàng hòa tan và tăng hiệu quả khi sử dụng thuốc SIRNAKARANG để chữa bệnh sỏi thận, sỏi mật.

thuoc chua benh soi than