Năm 2013 đã khép lại. Năm mà theo như chia sẻ của “Tư lệnh” ngành y tế - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, dù có những sự cố không mong muốn nhưng toàn ngành đã nỗ lực hoàn thành 7 nhiệm vụ trọng tâm của ngành đúng tiến độ, kế hoạch. Những kết quả này đã góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị - chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao cho ngành y tế
Giảm tải BV mở ra những tín hiệu vui
Giảm tải bệnh viện (BV) luôn là mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành y tế. Quyết tâm chính trị cùng với trăn trở vì nhân dân, mong muốn tạo điều kiện cho nhân dân được thụ hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) ngày một tốt hơn, trong năm qua, Bộ Y tế đã quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tải cho BV tuyến trên bằng nhiều giải pháp cụ thể như: tăng số giường bệnh, xây dựng một số cơ sở 2 của các BV lớn, chuyên khoa đầu ngành, đưa cán bộ y tế tuyến trên về tuyến dưới và đề án BV vệ tinh, mô hình phòng khám bác sĩ gia đình... Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định, giảm tải BV là ưu tiên của ngành y tế và đã bước đầu phát huy hiệu quả, điển hình như số lượng bệnh nhân đến KCB tại các BV tuyến dưới tăng rõ rệt. Nhiều kỹ thuật cao trong KCB cũng được áp dụng giúp người bệnh được điều trị hiệu quả nhất và giảm tối đa chi phí cũng như thời gian nằm viện.
Đánh giá nhanh tại 17 BV trực thuộc Bộ và 99 BV tuyến tỉnh sau 3 tháng thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường các giải pháp, nâng cao chất lượng KCB cho thấy, gần 30% số BV đã sửa chữa bổ sung, nâng cấp buồng bệnh nội trú, kê thêm giường bệnh, hạn chế nằm ghép; 35,7% BV trực thuộc Bộ, 24% BV tỉnh mua thêm ghế chờ khám bệnh; 14,3% thực hiện phát số tự động, bảng số điện tử; 64,3% công khai giá dịch vụ y tế...
Kiểm soát, khống chế thành công nhiều dịch bệnh
Trong công tác y tế dự phòng, Bộ Y tế tiếp tục chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, duy trì công tác giám sát dịch tễ thường xuyên, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp dịch bệnh xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm. Trong năm 2013, ngành y tế đã đạt được những thành quả lớn trong công tác kiểm soát bệnh dịch, nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi được khống chế, đẩy lùi và thanh toán, hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch đều giảm mắc và tử vong so với cùng kỳ năm 2012.
Năm 2013, số mắc ca bệnh sốt xuất huyết giảm 24,3%, số tử vong giảm 43,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Bệnh tay - chân - miệng, số mắc cả nước năm 2013 giảm 49,3%, số ca tử vong giảm 55,6% so với cùng kỳ năm 2012. Ngành y tế cũng đã khống chế thành công các trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi. Cũng trong năm 2013, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc viêm đường hô hấp cấp tính Trung Đông (MERS-CoV). Các bệnh có vaccin trong tiêm chủng mở rộng cũng đã giảm mạnh so với thời kỳ trước tiêm chủng mở rộng. Chúng ta đã giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
Đối với dịch cúm gia cầm, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, ngành y tế và các ngành liên quan đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, đến thời điểm này vẫn chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 ở trên người cũng như trên gia cầm.
Cùng với những kết quả này, cũng trong năm 2013, ngành y tế đã trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến ngành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành trong thực hiện nhiệm vụ như: Luật BHYT sửa đổi, nghị định về xử phạt trong lĩnh vực ATTP và các lĩnh vực y tế khác... Trong lĩnh vực dược, năm 2013, lần đầu tiên giá thuốc vào bệnh viện đã giảm 20-30% do thuốc nội được đưa vào nhiều hơn, giúp hạn chế tình trạng kê toa thuốc nhiều thuốc biệt dược đắt tiền, không phù hợp với đa số bệnh nhân và giảm nguy cơ kháng kháng sinh trong cộng đồng.
“Nói cho dân nghe - Nghe dân nói - Nói về dân”
Phát huy những kết quả đạt được của năm 2013, theo Bộ Y tế, trong năm 2014, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tải: triển khai BV vệ tinh với các chuyên ngành ung bướu, sản - nhi, chấn thương chỉnh hình; mở rộng mô hình bác sĩ gia đình; cử bác sĩ tuyến trên luân phiên về công tác tại y tế cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cơ sở; nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng; chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, quản lý chặt chẽ giá thuốc, chất lượng thuốc chữa bệnh; tăng cường thanh, kiểm tra chất lượng ATVSTP.
Với phương châm: “Nói cho dân nghe - Nghe dân nói - Nói về dân”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, trong năm 2014, Bộ Y tế sẽ quyết liệt thay đổi thái độ ứng xử và quy tắc, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngành y tế nhằm lấy lại niềm tin của công luận đối với ngành y tế. “Chấn chỉnh đạo đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử là điều đầu tiên cần làm. Bởi chất lượng dịch vụ sẽ được đo bắt đầu bằng chính thái độ ứng xử của cán bộ y tế với bệnh nhân”- Bộ trưởng nhấn mạnh. Để làm điều này, Bộ Y tế đang xây dựng, ban hành thông tư về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh. Đồng thời, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả từ Đường dây nóng ngành y tế, trang bị 1.400 điện thoại cố định đặt tại các BV thuộc Bộ để người dân thuận lợi nhất trong việc phản ánh kịp thời các vấn đề bức xúc đến đường dây nóng của ngành y tế...
Cũng trong năm 2014, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trong năm 2014 để dư luận hiểu đúng về ngành, chủ động, kịp thời cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu công luận, lập tổ phản ứng nhanh để xử lý những tình huống khẩn cấp của ngành...
Giảm tải BV mở ra những tín hiệu vui
Giảm tải bệnh viện (BV) luôn là mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành y tế. Quyết tâm chính trị cùng với trăn trở vì nhân dân, mong muốn tạo điều kiện cho nhân dân được thụ hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) ngày một tốt hơn, trong năm qua, Bộ Y tế đã quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tải cho BV tuyến trên bằng nhiều giải pháp cụ thể như: tăng số giường bệnh, xây dựng một số cơ sở 2 của các BV lớn, chuyên khoa đầu ngành, đưa cán bộ y tế tuyến trên về tuyến dưới và đề án BV vệ tinh, mô hình phòng khám bác sĩ gia đình... Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định, giảm tải BV là ưu tiên của ngành y tế và đã bước đầu phát huy hiệu quả, điển hình như số lượng bệnh nhân đến KCB tại các BV tuyến dưới tăng rõ rệt. Nhiều kỹ thuật cao trong KCB cũng được áp dụng giúp người bệnh được điều trị hiệu quả nhất và giảm tối đa chi phí cũng như thời gian nằm viện.
Kĩ thuật cao đã được áp dụng
Tình trạng quá tải tại nhiều BV hiện nay đã được cải thiện bước đầu nhờ việc đưa vào hoạt động thêm nhiều cơ sở y tế mới với hơn 1.350 giường bệnh mới. Những ngày cuối năm 2013, liên tiếp các BV lớn đầu ngành, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế đã đồng loạt tiến hành khởi công xây dựng cơ sở 2 nhằm mở rộng diện tích điều trị, giúp giảm tải. Tại miền Bắc, cơ sở 2 với 1.500 giường bệnh của BV Bạch Mai tại Hà Nam đã được khởi công xây dựng. Theo TS. Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc BV Bạch Mai, cơ sở 2 này sẽ là một trong những BV hiện đại nhất Việt Nam, ngang tầm khu vực. BV Bạch Mai sẽ đưa vào đây nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật mũi nhọn, nhờ đó sẽ có thể cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo trước kia phải bó tay. Những cán bộ có chuyên môn, trình độ cao sẽ làm bộ khung cho cơ sở mới. BV Bệnh nhiệt đới T.Ư với quy mô 500 giường cũng được khởi công xây dựng tại Đông Anh - Hà Nội. Tại phía Nam, Trung tâm Ung bướu BV Chợ Rẫy với 250 giường bệnh điều trị nội trú cũng đã được khởi công xây dựng. Theo TS. Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc BV, việc đưa vào sử dụng Trung tâm Ung bướu BV Chợ Rẫy sẽ giảm bớt tình trạng quá tải; đồng thời BV Chợ Rẫy còn có điều kiện thực hiện các kỹ thuật cao, chuyên ngành sâu nhằm nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh ung thư như: khu ghép tế bào gốc, khối nghiên cứu ung thư, khu kỹ thuật cao, khu pha chế dung dịch, hóa chất, khoa điều trị xạ trị, hóa trị... Đến nay, Bộ Y tế cũng đã triển khai 45 BV vệ tinh ở 36 tỉnh, thành phố. Giải pháp giảm tải tiếp theo được coi giải pháp căn cơ, cơ bản, lâu dài trong việc quyết liệt thực hiện giảm tải đã được ngành y tế triển khai là xây dựng mạng lưới BV vệ tinh của 5 chuyên khoa quá tải.Bộ trưởng Nguyễn Kim Tuyến kiên trì mục tiêu giảm tải
Đánh giá nhanh tại 17 BV trực thuộc Bộ và 99 BV tuyến tỉnh sau 3 tháng thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường các giải pháp, nâng cao chất lượng KCB cho thấy, gần 30% số BV đã sửa chữa bổ sung, nâng cấp buồng bệnh nội trú, kê thêm giường bệnh, hạn chế nằm ghép; 35,7% BV trực thuộc Bộ, 24% BV tỉnh mua thêm ghế chờ khám bệnh; 14,3% thực hiện phát số tự động, bảng số điện tử; 64,3% công khai giá dịch vụ y tế...
Kiểm soát, khống chế thành công nhiều dịch bệnh
Trong công tác y tế dự phòng, Bộ Y tế tiếp tục chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, duy trì công tác giám sát dịch tễ thường xuyên, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp dịch bệnh xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm. Trong năm 2013, ngành y tế đã đạt được những thành quả lớn trong công tác kiểm soát bệnh dịch, nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi được khống chế, đẩy lùi và thanh toán, hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch đều giảm mắc và tử vong so với cùng kỳ năm 2012.
Năm 2013, số mắc ca bệnh sốt xuất huyết giảm 24,3%, số tử vong giảm 43,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Bệnh tay - chân - miệng, số mắc cả nước năm 2013 giảm 49,3%, số ca tử vong giảm 55,6% so với cùng kỳ năm 2012. Ngành y tế cũng đã khống chế thành công các trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi. Cũng trong năm 2013, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc viêm đường hô hấp cấp tính Trung Đông (MERS-CoV). Các bệnh có vaccin trong tiêm chủng mở rộng cũng đã giảm mạnh so với thời kỳ trước tiêm chủng mở rộng. Chúng ta đã giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
Đối với dịch cúm gia cầm, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, ngành y tế và các ngành liên quan đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, đến thời điểm này vẫn chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 ở trên người cũng như trên gia cầm.
Tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất
Cùng với những kết quả này, cũng trong năm 2013, ngành y tế đã trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến ngành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành trong thực hiện nhiệm vụ như: Luật BHYT sửa đổi, nghị định về xử phạt trong lĩnh vực ATTP và các lĩnh vực y tế khác... Trong lĩnh vực dược, năm 2013, lần đầu tiên giá thuốc vào bệnh viện đã giảm 20-30% do thuốc nội được đưa vào nhiều hơn, giúp hạn chế tình trạng kê toa thuốc nhiều thuốc biệt dược đắt tiền, không phù hợp với đa số bệnh nhân và giảm nguy cơ kháng kháng sinh trong cộng đồng.
“Nói cho dân nghe - Nghe dân nói - Nói về dân”
Phát huy những kết quả đạt được của năm 2013, theo Bộ Y tế, trong năm 2014, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tải: triển khai BV vệ tinh với các chuyên ngành ung bướu, sản - nhi, chấn thương chỉnh hình; mở rộng mô hình bác sĩ gia đình; cử bác sĩ tuyến trên luân phiên về công tác tại y tế cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cơ sở; nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng; chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, quản lý chặt chẽ giá thuốc, chất lượng thuốc chữa bệnh; tăng cường thanh, kiểm tra chất lượng ATVSTP.
Với phương châm: “Nói cho dân nghe - Nghe dân nói - Nói về dân”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, trong năm 2014, Bộ Y tế sẽ quyết liệt thay đổi thái độ ứng xử và quy tắc, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngành y tế nhằm lấy lại niềm tin của công luận đối với ngành y tế. “Chấn chỉnh đạo đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử là điều đầu tiên cần làm. Bởi chất lượng dịch vụ sẽ được đo bắt đầu bằng chính thái độ ứng xử của cán bộ y tế với bệnh nhân”- Bộ trưởng nhấn mạnh. Để làm điều này, Bộ Y tế đang xây dựng, ban hành thông tư về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh. Đồng thời, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả từ Đường dây nóng ngành y tế, trang bị 1.400 điện thoại cố định đặt tại các BV thuộc Bộ để người dân thuận lợi nhất trong việc phản ánh kịp thời các vấn đề bức xúc đến đường dây nóng của ngành y tế...
Đường dây nóng được triển khai ở các bệnh viện
Cũng trong năm 2014, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trong năm 2014 để dư luận hiểu đúng về ngành, chủ động, kịp thời cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu công luận, lập tổ phản ứng nhanh để xử lý những tình huống khẩn cấp của ngành...
0 comments:
Post a Comment