Friday, May 30, 2014

BỆNH SỎI THẬN

BỆNH SỎI THẬN

Nguyên nhân và cách hình thành bệnh sỏi thận.

- Sỏi thận được tạo bởi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng ở thận và để lâu ngày tích tụ lại thành sỏi thận. Và sỏi thận là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận.
- Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết thành sỏi.
Hậu quả của việc mắc chứng bệnh sỏi thận là?
- Sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn động nước tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây suy thận.
- Sỏi thận là bện phổ biến và hay tái phát, bất cứ ai cũng có thể bị bệnh này, nếu trong gia đình có tiền sử bị sỏi thận thì nhữn người khác trong gia đình bạn có khả năng mắc bệnh sỏi thận này là rất cao.
- Ngoài ra, nếu để tình trạng kéo dài thì có thể gây ra suy thận cấp và gây mãn tính. Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong.
- Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm khi gặp.

Một số cách phòng và chữa bệnh sỏi thận tốt nhất:

- Uống nhiều nước: cách bạn uống nước hàng ngày được tính là số cân nặng x 0.4l nước.
- Giảm bớt ăn thịt, đặc biệt là nội tạng của động vật.
- Tăng cường các khoáng chất, giảm hấp thụ canxi và muối.

Vị trí sỏi thường gặp.

Sỏi có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau của hệ tiết niệu, tùy theo vị trí của sỏi mà trên lâm sàng mà sẽ có các tên gọi khác nhau, những vị trí thường gặp ở bệnh sỏi thận tiết niệu là:
- Sỏi nhu mô thận.
- Sỏi đài bể thận.
- Sỏi niệu quản.
+ Sỏi niệu quản trên.
+ Sỏi niệu quản giữa.
+ Sỏi niệu quản dưới.
- Sỏi bàng quang.
Khi phát hiện có sỏi tiết niệu thì các thông số về kích thước sỏi, vị trí sỏi, các biến chứng do sỏi gây ra cũng như những rối loạn về chuyển hóa là những thông tin hết sức quan trọng giúp người thầy thuốc quyết định phương pháp chữa trị cũng như phòng ngừa sỏi tái phát.


Triệu chứng bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận có rất nhiều triệu chứng, lại dễ bị nhầm với nhiều bệnh lý khác. Có một số bệnh nhân khi mới mắc sỏi thận mà không hề có triệu chứng gì, một số lại có những biểu hiện hết sức rầm  rộ. Sau đây là một số  triệu chứng sớm gợi ý bạn có thể bị sỏi thận như:
-  Đau là triệu chứng điển hình của sỏi thận tiết niệu do sỏi gây tắc nghẽn và di chuyển, người bệnh thường có đau âm ỉ vùng hông lưng thường xuyên, đau có thể lan xuống bụng dưới và cơ quan sinh dục.
-  Một số bệnh nhân có thể đột ngột gặp một cơn đau dữ dội, gọi là cơn đau quặn thận. Cơn đau này thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc  theo đường đi của niệu quản, xuống phía gò mu, cũng có khi lan xuyên cả ra hông, lưng. Có khi gây nôn và buồn nôn.
-  Đái máu: do sỏi di chuyển, va đập vào thận, thành niệu quản hoặc bang quang làm chảy máu.
-  Dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu: đái buốt, đái dắt, đái mủ,  sốt.
-  Dấu hiệu tắc nghẽn: đái khó, ngắt quãng, đái tắc, thận to ứ nước.
Khi bạn có một hoặc nhiều triệu chứng như trên thì việc đầu tiên bạn nên nghĩ trong đầu là bạn có nguy cơ bị bệnh sỏi thận. Khi đó bạn nên đi kiểm tra và lựa chọn cách chữa bệnh sỏi thận tối ưu nhất cho mình.

Bệnh sỏi thận có những biến chứng gì? Có nguy hiểm không?

Sỏi thận có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả biến chứng cấp tính và mãn tính, cụ thể là:
-  Nhiễm khuẩn tại thận hoặc hệ thống dẫn nước tiểu: niệu quản, bàng quang. Có biểu hiện: sốt cao, đái buốt, đái dắt, đái ra mủ, nặng thì kèm theo cảm giác rét run. Nếu viêm bể thận mãn tính lâu ngày dẫn đến tình trạng xơ hóa tổ chức nhu mô thận hoặc kẽ thận, gây suy giảm chức năng lọc hoặc cô đặc của thận.
-  Đái máu: bệnh nhân có đái máu nhiều gây tâm lý lo sợ, mệt mỏi hoặc có biểu hiện của thiếu máu: da xanh niêm mạc nhợt, chóng mặt, kém ngủ…
-  Bí đái: do sỏi làm chit hẹp niệu quản hoặc cổ bang quang gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh.
-  Ứ nước bể thận: là biến chứng cấp tính nặng, nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận sẽ giãn to và sau 6 tuần nhu mô thận có thể không phục hồi. Hậu quả ứ nước là hủy hoại về cấu trúc dẫn đến sự hủy hoại về chức năng. Khi bị tắc nghẽn sẽ gây giãn đài bể thận và trưc tiếp gây tăng áp lực sau lọc. Đồng thời gián tiếp gián tiếp gây tăng prostaglandin trong đó có thromboxan A2 là một dẫn xuất của prostaglandin H2 gây co mạch thận nặng. Chính những rối loạn này mà gây thận thiếu máu. Nhiều Nephron ngừng hoạt động dẫn đến những ống thận teo dần, tủy thận bị hủy hoại và sau 6 tuần vỏ thận cũng chỉ còn lại một tổ chức liên kết xơ.
-  Ứ mủ bể thận: Là một cấp cứu nội khoa nặng có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận. Biểu hiện: đau vùng thận, đái buốt, đái dắt, sốt, thận to và nước tiểu đục.
-  Suy thận cấp: Do tình trạng tắc nghẽn nặng cả 2 bên niệu quản, biểu hiện là tình trạng vô niệu( lượng nước tiểu <300ml/ngày)

-  Suy thận mãn tính: Là hậu quả của viêm bể thận mãn tính hoặc ứ nước bể thận do sỏi bể thận, niệu quản mà không được điều trị.



Wednesday, May 28, 2014

ĐỪNG LO KHI MẮC THẬN Ứ NƯỚC


Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận. Các tổn thương này có thể hồi phục nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn.

Các bệnh gây ứ nước ở thận

Có nhiều bệnh là nguyên nhân gây ứ nước ở thận: sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; nếu là sỏi nhỏ, nó di chuyển từ thận xuống bàng quang, nhưng nếu hòn sỏi quá to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu sẽ ứ lại trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to. Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường cũng gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang ra niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ lại từ bàng quang, làm thận bị ứ nước.  Niệu đạo hẹp do bị viêm nhiễm, do sỏi cũng gây ứ nước thận.
Các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu chèn ép niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tử cung... Rối loạn chức năng của bàng quang do u não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường... gây trào ngược bàng quang niệu quản làm thận ứ nước.


Dấu hiệu của thận ứ nước

Nếu thận bị ứ nước cấp tính, thường có các triệu chứng:  đau bụng do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản cọ xát gây đau, hoặc viên sỏi mắc kẹt tại chỗ niệu quản bị hẹp gây đau. Đau khởi phát ở hông lưng hoặc sườn lưng lan tới háng, kèm theo nôn, buồn nôn và vã mồ hôi. Đau từng cơn, đau nhiều làm cho bệnh nhân quằn quại hoặc cuộn người lại vì đau đớn. Có thể có máu trong nước tiểu.
Trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận giãn to dần trong thời gian dài và có thể không có triệu chứng gì. Nếu có các khối u ở xương chậu hoặc bàng quang gây chèn ép có thể phát triển âm thầm, bệnh nhân có thể có các triệu chứng suy thận: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, do rối loạn các chất điện giải natri, kali, canxi, bệnh nhân còn bị rối loạn nhịp tim, co thắt cơ bắp.
Xét nghiệm có thể được yêu cầu là: xét nghiệm nước tiểu để phát hiện máu, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hay các tế bào ung thư. Chụp cắt lớp thấy thận bị ứ nước, phát hiện thấy sỏi. Siêu âm thấy thận bị ứ nước.

Những giải pháp tích cực

Khi bị thận ứ nước, bệnh nhân không nên quá lo lắng bi quan, trái lại cần phải bình tĩnh lạc quan để loại bỏ bệnh tật. Cơ sở của sự lạc quan đó là: khoa học ngày nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước mà bệnh nhân có thể hy vọng được chữa khỏi bệnh.
Mục tiêu điều trị là thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ngoài; làm giảm sưng và giảm áp lực để ngăn chặn suy giảm chức năng thận. Bệnh nhân cần được giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiểu. Phẫu thuật để lấy sỏi niệu quản, loại bỏ khối u gây tắc nghẽn niệu quản. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể được tán sỏi bằng tia lase chứ không cần phải mổ. Sóng xung kích bắn vào viên sỏi, làm nó vỡ ra nhiều mảnh nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu trong nước tiểu. Nếu bệnh nhân bị bí tiểu và bàng quang mở rộng như là một nguyên nhân gây ứ nước, có thể đặt ống thông bàng quang để tháo nước tiểu giảm áp lực nước tiểu cho thận và giảm đau cho bệnh nhân. Các bệnh nhân bị hẹp niệu quản hay sỏi niệu quản mà có khó khăn để loại bỏ, bác sĩ có thể đặt một stent vào niệu quản đi qua các vật cản và thông dòng nước tiểu chảy từ thận xuống để ra ngoài. Nếu không đặt được stent, biện pháp thay thế là gắn một ống soi thận qua da. Kỹ thuật này là đặt một ống thông qua các khe gian sườn trực tiếp vào thận để tháo nước tiểu ra ngoài, làm cho thận hết bị giãn căng và giảm đau cho bệnh nhân.

Lời khuyên của thầy thuốc
Thận ứ nước có thể phòng tránh được bằng cách tránh các bệnh là nguyên nhân gây ứ nước thận. Chẳng hạn những người bị sỏi thận có thể loại bỏ sỏi bằng cách uống nhiều nước hàng ngày. Nước có thể dùng là nước đun sôi để nguội, nước nấu các loại thuốc Nam có tác dụng làm tan sỏi như: nước râu ngô, nước sắc bông mã đề, nước sắc kim tiền thảo...

Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu như: sống chung thủy một vợ một chồng; không quan hệ tình dục với gái mại dâm; vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau quan hệ tình dục; tránh tắm rửa ngâm mình trong nước ao hồ bị ô nhiễm; phụ nữ cần vệ sinh đúng cách: chỉ lau rửa vùng kín từ trước ra sau không lau rửa từ sau về trước... để tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng dẫn đến chít hẹp đường tiết niệu và gây ứ nước thận.

Tuesday, May 27, 2014

Khái quát chung về bệnh sỏi mật

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỆNH SỎI MẬT

1./Giới thiệu chung

Mật là một chất lỏng màu nâu, thành phần gồm muối mật, cholesterol, bilirubin và lecithin. Lecithin là chất màu nâu sậm làm mật và phân có màu nâu. Túi mật là một túi có dạng hìnhlê nằm ở bên dưới gan. Nó là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn, túi mật co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn.
Sỏi mật là một khối cứng trong túi mật. Nó được tạo nên khi những thành phần của mật kết tủa ra khỏi dung dịch và tạo nên vật thể. Sỏi mật cũng được tạo thành ki các đặc trưng vật lý có sự thay đổi làm cho cholesterol bị giảm tính hòa tan.
Sỏi mật có thể nhỏ như hạt cát (sạn túi mật) hay lớn bằng trái banh golf. Túi mật có thể tạo nên một sỏi mật lớn, hàng trăm những sỏi nhỏ hay hỗn hợp cả hai loại.




2./Phân loại và nguyên nhân gây ra bệnh
Có hai loại sỏi mật, là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố (hay còn gọi là sỏi mật biliburin).
+ Sỏi cholesterol: Sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol. Loại bệnh này thường gặp ở Hoa Kỳ và Tây Âu.
+ Sỏi sắc tố: Thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp.

Sỏi sắc tố đen: xảy ra khi có quá nhiều biliburin trong mật, khiến chúng bám vào các khoáng chất khác như canxi và hình thành sắc tố. Theo thời gian, các hạt này bắt đầu lớn lên và trở thành sỏi sắc tố đen, cứng, có dạng như đá.

Sỏi sắc tố nâu: xảy ra khi vi khuẩn từ tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) xâm nhập vào túi mật, làm thay đổi cấu trúc biliburin. Sau đó, biliburin kết hợp với canxi và chất béo trong mật, hình thành sỏi sắc tố nâu.
3./Triệu chứng
Tùy thuộc vào kích thước, số lượng, cũng như vị trí sỏi mật, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể khác nhau, bao gồm:
+ Đau bụng: với tính chất đau ở vùng hạ sườn phải, kiểu đau quặn gan.
Thường xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, đau nhiều về đêm khoảng 23-24 giờ.
Khi đau kèm theo nôn, bệnh nhân không dám thở mạnh.
Cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày.
+ Rối loạn tiêu hoá: chậm tiêu, bụng trướng hơi, bệnh nhân sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy sau bữa ăn.
+ Cơn đau nửa đầu: đau nửa đầu dữ dội, khi đau có nôn nhiều.
+ Sốt do bị viêm đường mật, túi mật, sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ:
Sốt và đau hạ sường phải đi đôi với nhau, nếu đau nhiều thì sốt cao.
Có khi sốt kéo dài vài tuần, hằng tháng.
Có khi sốt nhẹ 37.5 – 38 độ C.
Nếu không viêm thì không sốt.
+ Vàng da và niêm mạc xảy ra sau đau và sốt 1-2 ngày:
Vàng da kiểu tắc mật gồm da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu.
Vàng da có ngứa, thuốc chống ngứa không kết quả, mạch chậm.
Vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt.
 

4./Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Những nhóm người sau đây có nguy cơ phát triển sỏi mật:
+ Xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi.
+ Người béo phì, phụ nữ sinh đẻ nhiều, dùng thuốc tránh thai kéo dài,…
+ Những người làm văn phòng, lao động trí óc, ít vận động, ít chơi thể thao.
+ Những người đã bị mổ cắt dạ dày, cắt đoạn ruột,…
+ Những người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán.
+ Những người ăn uống thất thường, hay ăn về khuya, hay ăn nhiều mỡ,…



5./Cách phòng bệnh 
Bệnh sỏi mật có nhiều tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh nên việc phòng ngừa căn bệnh này là điều rất cần thiết. Dưới đây là những cách ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật:
+ Kiểm soát cân nặng: Những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao do có thói quen tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo động vật và cholesterol. Bởi thế cho nên bạn phải luôn kiểm soát cân nặng của mình ở mức bình thường, đừng để tăng cân quá mức nhưng cũng đừng giảm cân quá nhanh chóng nhằm phòng ngừa bệnh sỏi mật một cách hiệu quả.
+ Ăn uống lành mạnh:
Một chế độ ăn uống ít chất béo, giàu chất xơ không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi mật một cách hữu hiệu. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…
Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol và chất béo như thịt đỏ, xúc xích, thịt bò, bơ và mỡ heo.
Tăng cường hấp thụ chất đạm để chống thoái hóa mỡ tế bào gan vì cholin và methionin có trong chất đạm còn được gọi là những chất tiêu mỡ có tác dụng chuyển hóa các chất béo từ gan đến kho dự trữ mỡ dưới da.
Ăn thức ăn giàu đường bột, vừa dễ tiêu mà lại không ảnh hưởng đến mật.
+ Thường xuyên tập thể dục:
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và do đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật rất tốt.
Tập thể dục cũng là cách tốt nhất chống lại béo phì và bệnh tiểu đường (hai yếu tố gây nên nguy cơ mắc bệnh sỏi mật).
Bạn nên dành ra một khoảng thời gian ít nhất 30 phút để vân động cơ thể mỗi ngày nhằm giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
+ Tránh một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây nguy cơ mắc bệnh sỏi mật mà bạn cần phải tránh, bao gồm cả thuốc giảm cholesterol (như gemfibrozil, fenofibrate) và thuốc uống tăng lượng estrogen cho cơ thể.

Đối với nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật.
Do đó, một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả có thể kể thêm là:
- Ăn uống vệ sinh: ăn uống thức ăn đã nấu chín.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không nên ăn thức ăn đường phố.
- Trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường.
- Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong một năm.




NHỮNG THÓI QUEN GÂY HẠI CHO THẬN


(Soithan.vn) Khi bạn phàn nàn về cơ thể của mình, thường là đang có nhiều bệnh khác nhau. Trên thực tế, những bệnh tật xảy đến với bạn đều khởi phát từ những gì bạn đối xử với cơ thể mình. Hãy chú ý đến những thói quen, có những thói quen bất lợi mà bạn cần phải từ bỏ.
Khi bạn phàn nàn về cơ thể của mình, thường là đang có nhiều bệnh khác nhau. Trên thực tế, những bệnh tật xảy đến với bạn đều khởi phát từ những gì bạn đối xử với cơ thể mình. Hãy chú ý đến những thói quen, có những thói quen bất lợi mà bạn cần phải từ bỏ. 9 thói quen dưới đây mà bạn rất dễ mắc phải có thể phá hủy thận của bạn.

1. Không thích uống nước

Hầu hết đàn ông đều ít quan tâm đến việc uống nước, thậm chí nghĩ rằng nó không quan trọng, nhưng trên thực tế suy nghĩ này gây ra những thiệt hại đáng kể cho cơ thể. Xử lý chất thải của quá trình trao đổi chất là chức năng quan trọng của gan và thận. Thận là cơ bộ phận quan trọng nhất, là trung gian hòa giải của nước trong cơ thể, cân bằng điện giải, trao đổi chất, và các hoạt động sinh lý tạo ra bởi chất thải bên trong nước tiểu. Để đảm bảo các tính năng này, chúng cần đủ nước để phụ trợ.
Giải pháp: Nuôi dưỡng thói quen uống nhiều nước để pha loãng nước tiểu. Nước tiểu được bài tiết nhanh chóng không chỉ giúp ngăn ngừa sỏi mà còn “làm nhạt” nước tiểu khi ăn quá nhiều muối.


                                               Không thích uống nước gây hại cho thận

2. Tiêu thụ thực phẩm không khoa học

Ăn mật cá (mật cá chép) là nguyên nhân phổ biến gây suy thận cấp. Nhưng nhiều người vì tò mò, thậm chí mù quáng dùng những bộ phận này như một giải pháp điều trị chứng bất lực theo mẹo dân gian. Trong thực tế, trong túi mật có chứa chất axit aristolochic và các độc tính khác không chỉ gây hại lớn cho thận mà cả các bộ phận khác của cơ thể.
Giải pháp: Theo dân gian, mật có có khả năng kích thích tình dục, có thể giải độc hoặc hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Nhưng khi chưa có xác minh của y học hiện đại hay những nhà y học thì không nên tự ý dùng.

3. Uống các đồ uống khác thay vì uống nước

Hầu hết đàn ông không thích nước vì chúng vô vị, nhạt nhẽo. Trong khi đó, nước giải khát, nước ngọt và các đồ uống có ga hay cà phê và thức uống lại hấp dẫn và ngon miệng hơn nhiều. Do đó chúng được lựa chọn như một giải pháp thay thế tốt nhất cho nước sôi. Tuy nhiên, các loại đồ uống có chứa caffeine, thường dẫn đến tăng huyết áp, mà huyết áp cao là một yếu tố quan trọng trong chấn thương thận.
Giải pháp: Hãy cố gắng uống thêm nước đun sôi thay vì lựa chọn đồ uống thay thế. Rèn luyện thói quen uống tám ly nước mỗi ngày để góp phần đảo thải độc tố, tạo điều kiện thuận lợi cho bài tiết kịp thời, thường xuyên.


4.Tiêu thụ trái cây và rau quả không thích hợp

Đối với hầu hết mọi người thì tiêu thụ trái cây và rau quả là lành mạnh. Tuy nhiên với những người có rối loạn chức năng thận mãn tính thì trái cây và rau quả (nhất là những thực phẩm giàu kali) được coi như huyết áp tự nhiên làm thiệt hại thận. Trong thực tế, đối với những người có chức năng thận kém thì cần tránh bổ sung thêm thành phần kali gây tăng thận, làm tổn hại thận.
Giải pháp: Nếu bạn bị rối loạn chức năng thận mạn tính, cần lưu ý tới việc tiêu thụ trái cây và rau quả để tránh ảnh hưởng đến thận. Không uống quá nhiều trái cây và nước ép, súp lẩu, món canh rau và ăn sáng thích hợp.

5. Ăn quá nhiều thịt

Hiệp hội Thực phẩm Hoa Kỳ đã cho thấy rằng con người hàng ngày chỉ nên tiêu thụ 0,8 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, có nghĩa là một người nặng 50 kg thì chỉ nên tiêu thụ 40 gram protein một ngày. Tránh dung nạp quá nhiều gây ra thiệt hại đến thận.
Giải pháp: Bữa ăn có thịt và đậu nành cần phải được kiểm soát ở mức khoảng 0,5 cm độ dày của viêm thận mãn tính.

6. Lạm dụng thuốc giảm đau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc giảm đau lâu dài làm giảm tốc độ dòng chảy trong máu của cơ thể, do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc giảm đau của bệnh nhân suy thận cũng dễ dẫn đến ung thư bàng quang.
Giải pháp: Bất kể loại thuốc giảm đau cũng không thích hợp để sử dụng lâu dài, việc sử dụng thường xuyên cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sỹ chuyên khoa.


7.Thích uống bia

Nếu bạn đã bị bệnh thận mà lại uống bia số lượng lớn sẽ làm lắng đọng axit uric dẫn đến tắc nghẽn ống thận, gây suy thận.
Giải pháp: Kiểm soát lượng bia dung nạp vào cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân bệnh thận.

8. Ăn quá nhiều muối

Muối được cho là thủ phạm gây gánh nặng cho thận. 95 % muối trong chế độ ăn uống được chuyển hóa bởi thận, nếu không kịp đào thải nó sẽ tiếp tục tăng thêm gánh nặng, dẫn đến giảm chức năng thận.
Theo các nghiên cứu khoa học thì lượng muối trong cơ thể nên được kiểm soát dưới 6 gam, trong đó có 3g có thể được trực tiếp dung nạp từ thức ăn hàng ngày, từ gia vị thực phẩm nên được duy trì ở mức ít hơn 3-5 g.

9.Cao huyết áp gây ra nhiều áp lực

Huyết áp cao đã trở thành một mối đe dọa sức khỏe lớn cho những công dân hiện đại, một phần lớn bị gây ra bởi quá nhiều áp lực cuộc sống và công việc, do đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận.
Giải pháp: Những người trẻ tuổi ít có nguy cơ bị cao huyết áp. Tuy nhiên cần phải biết cách phòng tránh và bảo vệ mình, tránh sự đè nặng của áp lực cuộc sống hay khiến cho bản thân quá tải vì công việc.

sirnakarang 728x90_040314




Sunday, May 25, 2014

Lưu ý khi sử dụng canxi

Canxi là thuốc rất thông dụng, hầu hết mọi người đều biết đến, nhất là người cao tuổi và người thường hay đau nhức khớp. Nó được dùng trong các trường hợp như: còi xương, loãng xương, bổ sung cho bà mẹ mang thai, cho con bú, trẻ em đang tăng trưởng. Tuy nhiên không nên lạm dụng, không dùng quá liều, không dùng thời gian kéo dài khi không có chỉ định của bác sĩ vì có thể xảy ra các tác hại như sỏi thận, vôi hóa động mạch... Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ sung canxi với các biệt dược khác nhau và dưới các dạng như: canxi gluconat, canxi carbonat, canxi photphat..., trong đó chỉ có canxi gluconat là được cơ thể hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, có một số biệt dược chỉ có canxi mà không có vitamin D như calcium corbier, canxi gluconat thường dùng cho trẻ em trên 5 tuổi và người lớn, ostram 0,6mg và 1,2g canxi phosphane cho nên khi dùng các loại này phải dùng kèm vitamin D.
Bình thường, canxi được cung cấp qua các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, nếu trong khẩu phần ăn uống không đủ canxi thì việc bổ sung là cần thiết. Tuy nhiên, cần bổ sung đúng với nhu cầu, không thiếu thì không cần bổ sung, nếu bổ sung quá mức cũng có thể gây hại cho cơ thể. Lâu nay, rất nhiều người vẫn lầm tưởng cho rằng việc uống thuốc bổ sung calcium (canxi) và vitamin D là tốt cho sức khỏe, nhất là với những người lớn tuổi để tránh loãng xương, phòng bệnh tim mạch và ung thư và uống rất tùy tiện. Vậy uống bổ sung calcium và vitamin D có thực sự cần thiết, uống bao nhiêu là đủ? Theo một số nghiên cứu cho rằng liều thường dùng của canxi là 500 - 600mg mỗi lần, ngày một hoặc hai lần, tùy nhu cầu của cơ thể người sử dụng mà thầy thuốc có chỉ định. Ở những người suy thận, người sỏi thận, phụ nữ có thai hay đang cho con bú, người già yếu, người có nhiều bệnh lý kết hợp, người có rối loạn nhịp tim… tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc sử dụng can xi.
Mặt khác, khi sử dụng canxi để bổ sung cho cơ thể, cần chú ý những điểm sau: - Đối người bị thiếu canxi, khi bổ sung nên chia thành nhiều lần uống trong ngày để cơ thể dễ hấp thu và tránh khả năng gây độc. - Để bổ sung canxi hiệu quả, an toàn, khi dùng thực phẩm giàu canxi hoặc thuốc canxi cần hạn chế ăn chung với rau củ quả có vị chát, ngũ cốc nguyên vỏ vì sẽ làm hạn chế hấp thu canxi và nên tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng để giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn. - Bổ sung canxi chỉ thật sự có lợi khi uống vào buổi sáng hoặc trưa, không nên uống vào buổi chiều, tối vì sẽ gây khó ngủ. - Nên uống sau bữa ăn khoảng một giờ. - Không dùng chung canxi với tất cả các loại sữa và chế phẩm của sữa. Thừa canxi có thể ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Mặt khác, thừa canxi còn gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Nếu dùng canxi liều cao có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Thừa canxi gây ra tình trạng sỏi thận mạn tính, vôi hóa khớp vai, canxi hóa động mạch... Trên thực tế có một số người khi bị loãng xương, hoặc còi xương, hay có thai đã tự ý dùng thuốc bổ sung canxi mà không có sự hướng dẫn của thầy thuốc nên dẫn đến quá liều. Khi uống quá liều, cơ thể sẽ có những biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều, buồn ói, rối loạn nhịp tim... Khi có các biểu hiện trên phải ngừng tất cả các nguồn cung cấp canxi vàvitaminD, đến gặp bác sĩ ngay để được xử trí. Trong cơ thể lượng canxi trong máu luôn được được điều hòa cho nên rất ít có biến đổi dù là thừa hay thiếu cho nên nếu muốn biết có bị thừa hay thiếu canxi thì nên thử nước tiểu để định lượng canxi trong vòng 24 giờ. Nếu lượng canxi trong nước tiểu trên 300mg/24 giờ (7,5mmol/24 giờ) thì phải ngưng sử dụng ngay. Nguồn: Lưu ý khi sử dụng canxi





Wednesday, May 21, 2014

Phương pháp điều trị sỏi thận


Bệnh sỏi thận - các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận

Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của thận và hạn chế tái phát. 

Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỷ lệ 10% - 15% dân số, chiếm 45% - 50% bệnh tiết niệu. Bệnh sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền... Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi canxi hoặc magiê, phối hợp với oxalat, phosphat và urat.
Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của ngành Y - Dược, điều trị sỏi thận tiết niệu đã có những tiến bộ vượt bậc, làm thay đổi hẳn về điều trị sỏi thận tiết niệu. Bệnh nhân phải phẫu thuật đã giảm hẳn, hiện nay, tỷ lệ phải phẫu thuật nhỏ hơn 10%. Thay vào đó là các phương pháp điều trị nội khoa, phương pháp ngoại khoa kết hợp thuốc uống, y học cổ truyền, biện pháp ăn uống, luyện tập... Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị dựa vào các tiêu chí sau: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận...
Điều trị ngoại khoa
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi...
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.
Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản
Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.
Tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.
Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
Phẫu thuật bằng robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.


Hình ảnh lấy sỏi thận qua da
Điều trị nội khoa
Với những loại sỏi vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.
Dùng thuốc Đông y như kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.
Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần.
Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.
Nói chung, với nhiều phương pháp như hiện nay thì việc điều trị sỏi thận không còn khó khăn nhưng hầu hết các phương pháp này chỉ mới điều trị hết sỏi chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải điều trị nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng. Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, người bệnh cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như: phẫu thuật, tán sỏi... chưa làm được.
Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Nếu không, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nề như: tăng huyết áp, viêm thận bể thận mạn, ứ mủ thận, suy thận cấp và đặc biệt, suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận. 
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu).
Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.
Thuốc cốm trị sỏi thận này được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (04) 3 990 6195 - 3 668 6226, web: www.soithan.vn.
(Nguồn: Nhật Hà)