Friday, May 30, 2014

BỆNH SỎI THẬN

BỆNH SỎI THẬN

Nguyên nhân và cách hình thành bệnh sỏi thận.

- Sỏi thận được tạo bởi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng ở thận và để lâu ngày tích tụ lại thành sỏi thận. Và sỏi thận là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận.
- Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết thành sỏi.
Hậu quả của việc mắc chứng bệnh sỏi thận là?
- Sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn động nước tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây suy thận.
- Sỏi thận là bện phổ biến và hay tái phát, bất cứ ai cũng có thể bị bệnh này, nếu trong gia đình có tiền sử bị sỏi thận thì nhữn người khác trong gia đình bạn có khả năng mắc bệnh sỏi thận này là rất cao.
- Ngoài ra, nếu để tình trạng kéo dài thì có thể gây ra suy thận cấp và gây mãn tính. Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong.
- Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm khi gặp.

Một số cách phòng và chữa bệnh sỏi thận tốt nhất:

- Uống nhiều nước: cách bạn uống nước hàng ngày được tính là số cân nặng x 0.4l nước.
- Giảm bớt ăn thịt, đặc biệt là nội tạng của động vật.
- Tăng cường các khoáng chất, giảm hấp thụ canxi và muối.

Vị trí sỏi thường gặp.

Sỏi có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau của hệ tiết niệu, tùy theo vị trí của sỏi mà trên lâm sàng mà sẽ có các tên gọi khác nhau, những vị trí thường gặp ở bệnh sỏi thận tiết niệu là:
- Sỏi nhu mô thận.
- Sỏi đài bể thận.
- Sỏi niệu quản.
+ Sỏi niệu quản trên.
+ Sỏi niệu quản giữa.
+ Sỏi niệu quản dưới.
- Sỏi bàng quang.
Khi phát hiện có sỏi tiết niệu thì các thông số về kích thước sỏi, vị trí sỏi, các biến chứng do sỏi gây ra cũng như những rối loạn về chuyển hóa là những thông tin hết sức quan trọng giúp người thầy thuốc quyết định phương pháp chữa trị cũng như phòng ngừa sỏi tái phát.


Triệu chứng bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận có rất nhiều triệu chứng, lại dễ bị nhầm với nhiều bệnh lý khác. Có một số bệnh nhân khi mới mắc sỏi thận mà không hề có triệu chứng gì, một số lại có những biểu hiện hết sức rầm  rộ. Sau đây là một số  triệu chứng sớm gợi ý bạn có thể bị sỏi thận như:
-  Đau là triệu chứng điển hình của sỏi thận tiết niệu do sỏi gây tắc nghẽn và di chuyển, người bệnh thường có đau âm ỉ vùng hông lưng thường xuyên, đau có thể lan xuống bụng dưới và cơ quan sinh dục.
-  Một số bệnh nhân có thể đột ngột gặp một cơn đau dữ dội, gọi là cơn đau quặn thận. Cơn đau này thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc  theo đường đi của niệu quản, xuống phía gò mu, cũng có khi lan xuyên cả ra hông, lưng. Có khi gây nôn và buồn nôn.
-  Đái máu: do sỏi di chuyển, va đập vào thận, thành niệu quản hoặc bang quang làm chảy máu.
-  Dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu: đái buốt, đái dắt, đái mủ,  sốt.
-  Dấu hiệu tắc nghẽn: đái khó, ngắt quãng, đái tắc, thận to ứ nước.
Khi bạn có một hoặc nhiều triệu chứng như trên thì việc đầu tiên bạn nên nghĩ trong đầu là bạn có nguy cơ bị bệnh sỏi thận. Khi đó bạn nên đi kiểm tra và lựa chọn cách chữa bệnh sỏi thận tối ưu nhất cho mình.

Bệnh sỏi thận có những biến chứng gì? Có nguy hiểm không?

Sỏi thận có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả biến chứng cấp tính và mãn tính, cụ thể là:
-  Nhiễm khuẩn tại thận hoặc hệ thống dẫn nước tiểu: niệu quản, bàng quang. Có biểu hiện: sốt cao, đái buốt, đái dắt, đái ra mủ, nặng thì kèm theo cảm giác rét run. Nếu viêm bể thận mãn tính lâu ngày dẫn đến tình trạng xơ hóa tổ chức nhu mô thận hoặc kẽ thận, gây suy giảm chức năng lọc hoặc cô đặc của thận.
-  Đái máu: bệnh nhân có đái máu nhiều gây tâm lý lo sợ, mệt mỏi hoặc có biểu hiện của thiếu máu: da xanh niêm mạc nhợt, chóng mặt, kém ngủ…
-  Bí đái: do sỏi làm chit hẹp niệu quản hoặc cổ bang quang gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh.
-  Ứ nước bể thận: là biến chứng cấp tính nặng, nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận sẽ giãn to và sau 6 tuần nhu mô thận có thể không phục hồi. Hậu quả ứ nước là hủy hoại về cấu trúc dẫn đến sự hủy hoại về chức năng. Khi bị tắc nghẽn sẽ gây giãn đài bể thận và trưc tiếp gây tăng áp lực sau lọc. Đồng thời gián tiếp gián tiếp gây tăng prostaglandin trong đó có thromboxan A2 là một dẫn xuất của prostaglandin H2 gây co mạch thận nặng. Chính những rối loạn này mà gây thận thiếu máu. Nhiều Nephron ngừng hoạt động dẫn đến những ống thận teo dần, tủy thận bị hủy hoại và sau 6 tuần vỏ thận cũng chỉ còn lại một tổ chức liên kết xơ.
-  Ứ mủ bể thận: Là một cấp cứu nội khoa nặng có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận. Biểu hiện: đau vùng thận, đái buốt, đái dắt, sốt, thận to và nước tiểu đục.
-  Suy thận cấp: Do tình trạng tắc nghẽn nặng cả 2 bên niệu quản, biểu hiện là tình trạng vô niệu( lượng nước tiểu <300ml/ngày)

-  Suy thận mãn tính: Là hậu quả của viêm bể thận mãn tính hoặc ứ nước bể thận do sỏi bể thận, niệu quản mà không được điều trị.



0 comments:

Post a Comment