Từ nhiều năm nay, mỗi khi nhắc tới “xóm chạy thận” BV Bạch Mai, không ít người bùi ngùi, cảm thương cho những số phận, những kiếp người nghèo khó, lam lũ nhưng phải mang căn bệnh hiểm nghèo đó là bệnh suy thận cấp.
Những dãy nhà ổ chuột lụp xụp, dột nát và ẩm ướt nằm sâu trong ngõ Cột Cờ là nơi cư ngụ của rất nhiều bệnh nhân bị suy thận cấp giai đoạn cuối đang phải chạy thận để duy trì sự sống. Hàng ngày, tranh thủ những lúc không phải đến BV chạy thận, họ bươn chải với nhiều thứ nghề để kiếm tiền duy trì sự sống ngắn ngủi của mình…
Mưu sinh trong… kiệt sức
Ở khoa Thận nhân tạo - BV Bạch Mai luôn có từ 100 - 200 bệnh nhân bị suy thận cấp mãn tính phải chạy thận. Trong đó, mỗi bệnh nhân đến điều trị đều có người thân đi kèm để chăm sóc sau mỗi ngày chạy thận, đến “tạm cư” ở cái xóm xập xệ này. Chẳng biết từ bao giờ, khu nhà trọ này được gọi là “xóm chạy thận”. Có lẽ từ mấy chục năm nay, người dân tứ xứ đổ về chạy chữa rồi “tạm cư” luôn tại đây. Hết năm này qua năm khác, người bệnh cứ ngày một nhiều lên và người ta cũng quên luôn cái tên thật của xóm mà chỉ quen gọi là “xóm chạy thận”. Đại đa số bệnh nhân đến chạy thận ở BV Bạch Mai đều xuất thân từ gia đình nghèo hoặc làm nông nghiệp.
Điều dễ nhận thấy nhất ở họ là hàng ngày, hàng giờ họ luôn phải giành giật giữa sự sống và cái chết, thứ nữa họ đều nghèo như nhau… Chưa hết, họ có bệnh mà vẫn phải bươn chải đủ nghề để có thêm tiền thuốc thang, thuê trọ và cả miếng ăn hàng ngày. Người khỏe mạnh thì bán nước, đánh giày, lượm vỏ chai, người yếu hơn thì nhận hàng về may... Vất vả là thế mà tiền kiếm được chẳng thấm vào đâu sau mỗi lần điều trị. Chúng tôi tới dãy nhà trọ của người chủ tên Vinh Trâm. Dãy nhà có 7 phòng cho thuê, chủ yếu là những bệnh nhân chạy thận, từ lâu nó cũng không được sửa sang, nâng cấp. Vả lại, nếu có sửa sang thì cũng chẳng ai có tiền mà chi trả thêm cho gia chủ. Bởi vậy mà nhiều năm nay, dãy nhà đó vẫn cứ ọp ẹp, ẩm thấp và tạm bợ đến mức không thể tạm bợ hơn được nữa! Trong mỗi căn phòng trọ chưa đầy 12m2 mà có tới hai gia đình chạy thận cùng chung sống. Chị Vũ Thị Tư, quê xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, người đã 8 năm chạy thận “định cư” ở dãy nhà trọ này ngao ngán kể: Mỗi tháng hai mẹ con tôi phải bỏ ra 500 nghìn đồng để có được một chỗ nằm rộng bằng cái giường chừng 1,2m ghép bằng những tấm ván tạm bợ. Hai mẹ con phải đấu đầu đuôi mới nằm được. Mùa đông còn được chứ mùa hè thì thật...! Chị cho biết thêm: "Ở đây nhà nào cũng chật chội như thế cả. Có phòng còn có đến 6,7 người ở chung. Vất vả, khổ sở một chút nhưng bớt được đồng nào hay đồng ấy". Hàng ngày hai mẹ con chị phải đi bán từng cốc nước trà đá trên đường Giải Phóng để lấy tiền trang trải. Tuy vất vả nhưng còn kiếm được tiền lo trang trải cuộc sống và chữa bệnh. Nếu không làm thêm thì hai mẹ con lấy đâu ra tiền để chạy thận, trả tiền nhà và ăn uống hàng ngày.
Ngồi dựa vào chiếc cửa bạc màu của căn phòng trọ ọp ẹp, chị Tư đưa đôi mắt mệt mỏi như chất chứa bao nỗi niềm và cả sự tuyệt vọng. Gần chục năm chạy thận, ngần ấy thời gian cả gia đình phải hi sinh vì chị. Chồng chị chạy xe ôm kiếm sống, con trai lớn và con gái hiện đang ở bên chị, phải bỏ học giữa chừng đi làm đủ nghề để có tiền chạy chữa, thuốc thang cho mẹ. Mơ ước tột cùng của chị là làm sao có tiền cho thằng út được học hành đến nơi đến chốn - tưởng như bình dị mà sao xa vời vợi đối với gia đình chị...
Anh Trần Viết Thành, ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, người có “thâm niên” gần 12 năm chạy thận, thuê trọ ở xóm nghèo này rầu rĩ kể: “Cách đây gần 13 năm, tôi lấy vợ và sinh được một bé trai, ngày đó cứ thấy trong người mệt mỏi, ăn uống không ngon và đi tiểu nhiều lần (có đêm đến 15 - 20 lần) vợ chồng tôi quyết định về Hà Nội khám bệnh. Vào khoa Thận nhân tạo - BV Bạch Mai, được các bác sĩ khám, làm xét nghiệm và giữ tôi ở lại để điều trị vì bệnh suy thận cấp quá nặng (cuối năm 1998)”. Nhớ lại quãng thời gian đầu tiên ấy nước mắt anh ngân ngấn. Đối với những gia đình quanh năm chỉ trông cậy vào cây lúa, cây ngô như gia đình anh thì cố gắng lắm cũng chỉ đủ ăn, đủ mặc, nay tháng nào cũng phải bỏ thêm một số tiền không nhỏ lo thuốc thang thì đó quả là một việc quá sức. Bố mẹ anh đã gần 70 tuổi mà vẫn phải đi làm thuê, vợ anh phải gửi con ở quê với ông bà nội xuống đây chăm sóc chồng và tranh thủ nhận hàng về may vá kiếm thêm. Tháng được nhiều cũng chỉ đủ tiền nhà, tiền ăn, có tháng thì chẳng được là bao.
Cách đây khoảng 1 năm, khi chưa có bảo hiểm y tế (BHYT), mỗi lần chạy thận cho chồng tốn kém quá nhiều, gia đình chị phải bán hết gia sản để lo chạy chữa cho anh. Sau đó, anh mua BHYT tự nguyện để giảm đi một phần chi phí, nhưng mỗi tháng gia đình cũng phải chi thêm ngót nghét vài triệu đồng tiền thuốc cho anh. Đây là nỗi lo lớn không chỉ của riêng gia đình anh mà là nỗi lo chung của những gia đình có người thân chạy thận ở xóm trọ này. Hơn 10 năm trời, anh sống trong mòn mỏi. Anh Thành than thở: "Con trai tôi đang tuổi ăn tuổi học, ông bà cũng đã già yếu cả, tôi đang lo không biết lấy tiền ở đâu để thuốc thang và cho con cái học hành!". Đó chỉ là hai trong số rất nhiều (gần 300) bệnh nhân ở xóm trọ vẫn đi đi - về về để lọc máu mà chúng tôi có dịp trò chuyện. Còn rất nhiều bệnh nhân khác gặp khó khăn, phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề như: bán bánh mỳ, mài dao thuê, nhận gia công may… để sống qua ngày và có tiền để duy trì sự sống.
Mưu sinh trong… kiệt sức
Ở khoa Thận nhân tạo - BV Bạch Mai luôn có từ 100 - 200 bệnh nhân bị suy thận cấp mãn tính phải chạy thận. Trong đó, mỗi bệnh nhân đến điều trị đều có người thân đi kèm để chăm sóc sau mỗi ngày chạy thận, đến “tạm cư” ở cái xóm xập xệ này. Chẳng biết từ bao giờ, khu nhà trọ này được gọi là “xóm chạy thận”. Có lẽ từ mấy chục năm nay, người dân tứ xứ đổ về chạy chữa rồi “tạm cư” luôn tại đây. Hết năm này qua năm khác, người bệnh cứ ngày một nhiều lên và người ta cũng quên luôn cái tên thật của xóm mà chỉ quen gọi là “xóm chạy thận”. Đại đa số bệnh nhân đến chạy thận ở BV Bạch Mai đều xuất thân từ gia đình nghèo hoặc làm nông nghiệp.
Điều dễ nhận thấy nhất ở họ là hàng ngày, hàng giờ họ luôn phải giành giật giữa sự sống và cái chết, thứ nữa họ đều nghèo như nhau… Chưa hết, họ có bệnh mà vẫn phải bươn chải đủ nghề để có thêm tiền thuốc thang, thuê trọ và cả miếng ăn hàng ngày. Người khỏe mạnh thì bán nước, đánh giày, lượm vỏ chai, người yếu hơn thì nhận hàng về may... Vất vả là thế mà tiền kiếm được chẳng thấm vào đâu sau mỗi lần điều trị. Chúng tôi tới dãy nhà trọ của người chủ tên Vinh Trâm. Dãy nhà có 7 phòng cho thuê, chủ yếu là những bệnh nhân chạy thận, từ lâu nó cũng không được sửa sang, nâng cấp. Vả lại, nếu có sửa sang thì cũng chẳng ai có tiền mà chi trả thêm cho gia chủ. Bởi vậy mà nhiều năm nay, dãy nhà đó vẫn cứ ọp ẹp, ẩm thấp và tạm bợ đến mức không thể tạm bợ hơn được nữa! Trong mỗi căn phòng trọ chưa đầy 12m2 mà có tới hai gia đình chạy thận cùng chung sống. Chị Vũ Thị Tư, quê xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, người đã 8 năm chạy thận “định cư” ở dãy nhà trọ này ngao ngán kể: Mỗi tháng hai mẹ con tôi phải bỏ ra 500 nghìn đồng để có được một chỗ nằm rộng bằng cái giường chừng 1,2m ghép bằng những tấm ván tạm bợ. Hai mẹ con phải đấu đầu đuôi mới nằm được. Mùa đông còn được chứ mùa hè thì thật...! Chị cho biết thêm: "Ở đây nhà nào cũng chật chội như thế cả. Có phòng còn có đến 6,7 người ở chung. Vất vả, khổ sở một chút nhưng bớt được đồng nào hay đồng ấy". Hàng ngày hai mẹ con chị phải đi bán từng cốc nước trà đá trên đường Giải Phóng để lấy tiền trang trải. Tuy vất vả nhưng còn kiếm được tiền lo trang trải cuộc sống và chữa bệnh. Nếu không làm thêm thì hai mẹ con lấy đâu ra tiền để chạy thận, trả tiền nhà và ăn uống hàng ngày.
Ngồi dựa vào chiếc cửa bạc màu của căn phòng trọ ọp ẹp, chị Tư đưa đôi mắt mệt mỏi như chất chứa bao nỗi niềm và cả sự tuyệt vọng. Gần chục năm chạy thận, ngần ấy thời gian cả gia đình phải hi sinh vì chị. Chồng chị chạy xe ôm kiếm sống, con trai lớn và con gái hiện đang ở bên chị, phải bỏ học giữa chừng đi làm đủ nghề để có tiền chạy chữa, thuốc thang cho mẹ. Mơ ước tột cùng của chị là làm sao có tiền cho thằng út được học hành đến nơi đến chốn - tưởng như bình dị mà sao xa vời vợi đối với gia đình chị...
Anh Trần Viết Thành, ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, người có “thâm niên” gần 12 năm chạy thận, thuê trọ ở xóm nghèo này rầu rĩ kể: “Cách đây gần 13 năm, tôi lấy vợ và sinh được một bé trai, ngày đó cứ thấy trong người mệt mỏi, ăn uống không ngon và đi tiểu nhiều lần (có đêm đến 15 - 20 lần) vợ chồng tôi quyết định về Hà Nội khám bệnh. Vào khoa Thận nhân tạo - BV Bạch Mai, được các bác sĩ khám, làm xét nghiệm và giữ tôi ở lại để điều trị vì bệnh suy thận cấp quá nặng (cuối năm 1998)”. Nhớ lại quãng thời gian đầu tiên ấy nước mắt anh ngân ngấn. Đối với những gia đình quanh năm chỉ trông cậy vào cây lúa, cây ngô như gia đình anh thì cố gắng lắm cũng chỉ đủ ăn, đủ mặc, nay tháng nào cũng phải bỏ thêm một số tiền không nhỏ lo thuốc thang thì đó quả là một việc quá sức. Bố mẹ anh đã gần 70 tuổi mà vẫn phải đi làm thuê, vợ anh phải gửi con ở quê với ông bà nội xuống đây chăm sóc chồng và tranh thủ nhận hàng về may vá kiếm thêm. Tháng được nhiều cũng chỉ đủ tiền nhà, tiền ăn, có tháng thì chẳng được là bao.
Cách đây khoảng 1 năm, khi chưa có bảo hiểm y tế (BHYT), mỗi lần chạy thận cho chồng tốn kém quá nhiều, gia đình chị phải bán hết gia sản để lo chạy chữa cho anh. Sau đó, anh mua BHYT tự nguyện để giảm đi một phần chi phí, nhưng mỗi tháng gia đình cũng phải chi thêm ngót nghét vài triệu đồng tiền thuốc cho anh. Đây là nỗi lo lớn không chỉ của riêng gia đình anh mà là nỗi lo chung của những gia đình có người thân chạy thận ở xóm trọ này. Hơn 10 năm trời, anh sống trong mòn mỏi. Anh Thành than thở: "Con trai tôi đang tuổi ăn tuổi học, ông bà cũng đã già yếu cả, tôi đang lo không biết lấy tiền ở đâu để thuốc thang và cho con cái học hành!". Đó chỉ là hai trong số rất nhiều (gần 300) bệnh nhân ở xóm trọ vẫn đi đi - về về để lọc máu mà chúng tôi có dịp trò chuyện. Còn rất nhiều bệnh nhân khác gặp khó khăn, phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề như: bán bánh mỳ, mài dao thuê, nhận gia công may… để sống qua ngày và có tiền để duy trì sự sống.
Nghị lực…
Mặc dù phải đối mặt với bệnh tật, làm đủ nghề để kiếm sống nhưng những người tạm cư ở “xóm chạy thận” này vẫn khát khao vươn lên để sống, cống hiến cho xã hội. “Xóm chạy thận” này có rất nhiều người đã biết vượt qua chính mình để sống và làm những việc có ích cho xã hội như: Bệnh nhân Quang đã mở một cửa hàng may sau BV Bạch Mai tạo việc làm và có thêm thu nhập cho hàng chục bệnh nhân chạy thận (với thu nhập gần 2 triệu đồng/người/tháng); anh Khang - kỹ sư ngành Bưu điện, ông bà Dần (Phú Thọ), anh Thống - kỹ sư ngành Xây dựng,…và rất nhiều người khác nữa tuy mỗi tuần 3 lần đến lọc máu nhưng vẫn đi làm để kiếm tiền chăm lo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đó là những tấm gương về nghị lực sống mà chúng tôi được tiếp xúc. Trong hoàn cảnh khó khăn đè nặng nhưng họ đã trở thành những láng giềng tốt của nhau, động viên, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau. Điều đó trở thành động lực để họ cùng dìu dắt nhau đi tiếp đoạn đường đời còn lại.
Trao đổi với chúng tôi, TS, bác sỹ Nguyễn Cao Luận, BV Bạch Mai cho biết: Đối với những bệnh nhân phải chữa trị lâu dài, đặc biệt là bệnh nhân chạy thận thì cần phải có một vài thay đổi cho phù hợp. Hiện tại cả BV Bạch Mai có khoảng gần 500 bệnh nhân chạy thận trong đó có tới 300 bệnh nhân thuộc diện nghèo cần được hỗ trợ. Hầu hết các gia đình này có hoàn cảnh rất khó khăn, nếu cứ áp dụng đúng như luật mới ban hành thì rất ít người có thể theo được. Theo bác sỹ Luận, Chính phủ cần triển khai chính sách BHYT toàn dân để nhiều người bệnh có cơ hội được chữa trị. Thêm vào đó cần phát triển kỹ thuật cao ở tuyến dưới để giảm chi phí cho người bệnh. Riêng tiền chạy thận thì Nhà nước nên bao cấp toàn bộ bởi lẽ việc chạy thận theo định kỳ, chỉ cần ngừng lại là người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dù có BHYT hỗ trợ thì mỗi bệnh nhân nặng một tháng cũng phải mất thêm một khoản tiền không nhỏ. Đối với họ, những người chỉ trông chờ vào cây lúa, vào gánh hàng rong thì quả thực là quá sức chịu đựng. Nhiều người ngao ngán đã tính đến chuyện bỏ về quê chờ chết.
Đài Sơn - Thủy Liên
0 comments:
Post a Comment