Thursday, October 31, 2013

Món ngon trị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu (như thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến), nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, thường gặp nhất là E.coli. Bệnh gặp ở tất cả các độ tuổi, cả nam và nữ nhưng nữ mắc nhiều hơn. Bệnh cần được chữa trị sớm nếu không có thể dẫn tới biến chứng viêm thận. Ngoài việc dùng thuốc, Đông y có một số món ăn chữa bệnh này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần. 

Nước rau  dền cơm: rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g), lá mã đề 30g (khô 15g), cam thảo đất 10g (khô 5g). Nếu dùng lá tươi thì rửa sạch, giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày. Nếu dùng lá khô thì đun lấy nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.
 

Nước râu ngô: râu ngô 50g, lá mã đề 30g, đường trắng 20g. Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Uống liền 3 ngày.

Nước dứa: dứa xanh 1 quả, đường phèn 10g. Dứa xanh chọn quả gần chín, nướng trên lửa khoảng 1-2 phút, lau sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

Cháo hạt dành dành: hạt dành dành 20g, đậu đen 60g, đậu xanh 60g, gạo 100g, đường phèn vừa đủ. Hạt dành dành cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước. Đậu xanh, đậu đen, gạo vo sạch, cho vào nước hạt dành dành nấu cháo, cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Chia ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 ngày.

Cháo chim sẻ: chim sẻ 5 con, gạo nếp 100g, hành tươi 20g, bột gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, ướp bột gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch thái nhỏ. Gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ, cho chim sẻ vào ninh tiếp. Cháo chín cho gia vị, hành vào. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền 3 ngày.


Cháo thịt rùa: thịt rùa 100g, thịt chó 50g, gạo 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt rùa làm sạch ướp bột gia vị, cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ. Thịt chó rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Khi thịt rùa nhừ cho thịt chó, bột gạo vào đảo đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền 3 ngày.

Ngoài ra, kết hợp xoa các huyệt: khí hải, trung cực, khúc cốt, khúc tuyền, tam âm giao, thận du, bàng quang du. Mỗi huyệt trong khoảng 1 phút, các huyệt ở bụng xoa theo chiều kim đồng hồ.           
Lương y Đình Thuấn


Đồ uống có đường tăng nguy cơ sỏi thận

Các nhà khoa học tại Brigham (Mỹ) vừa tiến hành thu thập dữ liệu từ ba cuộc nghiên cứu lớn với 200.000 người không mắc bệnh sỏi thận.
 
Những người này được hỏi về chế độ ăn uống, lối sống, bệnh sử và thói quen dùng đồ uống có đường và không có đường như thế nào. Kết quả sau 4 năm nghiên cứu, những người thường xuyên uống đồ uống có đường tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận là 306người/100.000 người so với những người uống đồ uống có đường 1 lần 1 tuần là 159 người/100.000 người.
 
 
TS. Gary Curhan, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, ngoài nước ngọt thì cà phê, rượu vang, bia và nước cam cũng gắn với nguy cơ phát triển sỏi thận. Theo các nhà khoa học, những đồ uống có đường có thể tăng nguy cơ béo phì và béo phì cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến sỏi thận. Nhưng nước tinh khiết lại giúp giảm việc hình thành sỏi ở những bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận, do vậy, nên uống nước tinh khiết mỗi ngày thay vì những đồ uống có đường và có gas.



thuoc chua benh soi than

Điều trị sỏi mật theo tây y

Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật.

Phân loại  
Sỏi mật có nhiều loại:
Sỏi cholesterol: Tạo thành khi có rối loạn về cholesterol, acid mật, lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật). Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới (nữ gấp 3 lần nam), chủng tộc, gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai, hạ mỡ máu) ăn uống (quá thừa năng lượng). 

Sỏi sắc tố mật: Tạo thành khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng. Đây là trường hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen. Hoặc hình thành do hậu quả của giun chui ống mật hay nhiễm khuẩn đường ruột. Sỏi có màu nâu. 

Sỏi muối mật: Tạo thành do kết tinh muối mật. Có màu đỏ, dễ kết hợp với calci. 

 
Thuốc dùng trong sỏi mật
Gồm các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, điều trị biến chứng
Thuốc giảm đau: Nguyên nhân gây đau là do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật. Điều trị giảm đau bằng các thuốc chống co thắt cơ trơn với cơ chế có vài điểm khác nhau: 

- Các thuốc giảm đau có tác dụng hướng cơ: có tác dụng huỷ các co thắt sinh ra do chất trung gian hoá học acetylcholin (kháng cholinergic), nên có tác dụng giảm đau như alverin, atropin.  - Papaverin chống co thắt cơ trơn theo hai cơ chế: ức chế phosphoryl hoá (do ôxy hoá) và cản trở  co cơ do calci (chẹn calci), tác dụng trực tiếp lên cơ, không lệ thuộc vào hệ thần kinh ở cơ. Mặc dù là alcaloid của thuốc phiện, nhưng papaverin ít có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (trừ khi dùng liều quá cao). 

- Visceralgin (tiemonium) chống co thắt cơ trơn. Người bệnh có thể tự dùng thuốc này để giảm đau bước đầu (tránh choáng). Nhưng không vì đỡ đau mà nấn ná không đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Nếu đến muộn dễ bị các biến chứng gây khó khăn thêm cho việc điều trị sau này. Không dùng các loại thuốc giảm đau họ thuốc phiện (làm hết đau song làm mất hết các triệu chứng đặc trưng gây khó khăn cho chẩn đoán).
 
Thuốc làm tan sỏi:
- Acid ursodesoxycholic (ursodiol): Là thành phần của sinh lý mật, có tác dụng  hoà tan sỏi cholesterol do giảm luồng mật của cholesterol, từ đó làm thay đổi tỷ số phospholipid và acid mật trên cholesterol. Thuốc chỉ dùng khi sỏi mật ít, không có triệu chứng, không bị calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm cho những người từ chối hay có chống chỉ định cắt bỏ túi mật hoặc có khuynh hướng gia tăng nguy cơ trong lúc phẫu thuật. Còn dùng trong dự phòng sỏi mật ở người béo phì đang dùng cách giảm cân nhanh, trong bệnh gan ứ mật mạn (đặc biệt là xơ nang mật sơ phát, viêm đường mật xơ cứng). Không dùng trong trường hợp sỏi mật bị calci hoá, cản tia Xquang, trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ túi mật, trường hợp có thai, cho con bú. Thận trọng với người  có các chứng gan, đường ruột. Lúc mới bắt đầu và sau đó định kỳ mỗi 6 tháng cần kiểm tra các enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm). Nếu các enzym gan tăng cao dai dẳng thì phải tạm ngưng thuốc. Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật (chụp túi mật sau 6 tháng điều trị). Làm âm vang đồ (sonogram)  vào tháng thứ 6 và 12. Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần nữa vào tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngưng thuốc. Sỏi mật có thể tái phát. Thuốc có thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài triệu chứng đường ruột, tăng creatinin, tăng glucose máu. Không dùng chung với estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ lipid khác (chlofibrat, cholestyramin)  vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan).
Ngoài ursodiol còn có nhiều tên khác (actigall, arsacol, delursan, destolit, uso, ursolvan) có nhiều hàm lượng  100-150-200-250mg. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm hàm lượng. 

- Acid chenodesoxychlolic làm cho sỏi cholesterol tan từ từ. Chỉ định và chống chỉ đinh tương tự như acid ursodesoxycholic 

Thuốc chữa biến chứng:  
Sỏi mật thường có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rất  nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa. Rò đường mật (sỏi làm thủng đường dẫn mật làm cho mật  chảy vào các tạng bên trong ổ bụng. Ứ nước túi mật (do sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính). Xơ gan do ứ mật: (do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan.) Thuốc điều trị các biến chứng bao gồm:
- Kháng khuẩn thường dùng là aminogycosid và quinolon.
- Lợi mật thường dùng là hoá dược hay là các thảo dược (actichaut). 

Sỏi đường mật thường gây nên những biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, người bệnh cần khám tại nơi có đủ điều kiện để xác định có bị sỏi mật hay không, thuộc loại nào, ở mức độ nào thầy thuốc mới cho dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Tránh chậm trễ,  dùng thuốc tuỳ tiện.    
 
DS. Hải Bùi



thuoc chua benh soi than

Dấu hiệu sỏi mật

Triệu chứng bệnh sỏi mật:

Đa số những người bị sỏi mật đều không biết. Những cục sỏi “thầm lặng” không gây bất cứ triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác – chẩn đoán bằng siêu âm hoặc siêu âm ổ bụng.

Một số dấu hiệu cảnh báo sỏi mật, bao gồm:
đau xuất hiện ở vùng trên bên phải hoặc vùng trên giữa bụng. Đau có thể xuất hiện rồi thuyên giảm, và đặc biệt có thể thấy rõ sau khi ăn; đau có thể lan ra sau lưng hoặc đau từ dưới lan lên vùng xương bả vai phải; có thể có cảm giác đau mơ hồ, đau cứng bụng hoặc đau nhói; đau thường đi kèm với sốt hoặc vàng da (vàng mắt và vàng da); có thể buồn nôn hoặc nôn; có thể đi đại tiện ra phân màu đất sét.

Sỏi mắc bên trong ống dẫn mật cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, kể cả viêm túi mật cấp, viêm mật hoặc viêm đường dẫn mật.





Biện pháp phòng ngừa sỏi mật

- Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng...

- Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.

- Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.

- Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.

- Hạn chế: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.

- Nên ăn nhiều các loại thực phẩm: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.




thuoc chua benh soi than

Ai có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật?

Sỏi mật

Sỏi mật những viên sỏi nhỏ, to, hay bùn mật hình thành trong túi mật hay đường mật. Sỏi mật tấn công chủ yếu phụ nữ và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Có hai loại sỏi mật thường được hình thành là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.

Sỏi cholesterol: Tạo thành khi có rối loạn về cholesterol, acid mật, lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật). Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới (nữ gấp 3 lần nam), chủng tộc, gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai, hạ mỡ máu) ăn uống (quá thừa năng lượng).

Sỏi sắc tố mật: Tạo thành khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng. Đây là trường hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen. Hoặc hình thành do hậu quả của giun chui ống mật hay nhiễm khuẩn đường ruột. Sỏi có màu nâu.

Ngoài ra, sỏi muối mật tạo thành do kết tinh muối mật. Có màu đỏ, dễ kết hợp với calci.


Ai có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật?

Phụ nữ sau khi sinh: Do những thay đổi nội tiết tố khác nhau trong cơ thể, tình trạng tăng mức progesterone cũng là một trong những sự thay đổi đó. Progesterone là hoạt chất có tác dụng giúp cơ bắp thư giãn và ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật cụ thể là làm chậm quá trình lưu thông mật và gây sỏi mật.

Béo phì và giảm cân nhanh: Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai cũng có thể là một lý do gây nên sự hình thành sỏi mật. Vì lúc này cholesterol tăng lên làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật. Tương tự, giảm cân đột ngột làm lượng cholesterol thừa sẽ được tích lũy trong mật và hình thành sỏi mật.

Sinh con muộn: Những phụ nữ mang thai sau tuổi 35 thường đối diện với nguy cơ cao phát triển sỏi mật và nếu bạn là một người thừa cân hoặc béo phì thì tỷ lệ này tăng lên gấp đôi. Vì theo các bác sĩ, người lớn tuổi thướng có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn và có sức đề kháng yếu hơn.

Di truyền: Nghiên cứu cho thấy, gen di truyền có liên quan đến sự hình thành sỏi mật của các thành viên trong gia đình.





thuoc chua benh soi than

Sự khác biệt giữa suy thận và bệnh thận


Thận và chức năng thông thường của thận
Thận là một cặp cơ quan hình hạt đậu nằm hai bên cột sống ở vùng giữa bên dưới của lưng. Mỗi quả thận nặng khoảng ¼ cân Anh (pound) = 112.5 gram và chứa khoảng một triệu đơn vị lọc gọi là các ống sinh niệu (nephrons).
Mỗi ống sinh niệu (nephron) được cấu tạo bởi một tiểu cầu (glomerulus) và một ống nhỏ (tubule). Tiểu cầu (glomerulus) là một cái lọc thu nhỏ hay thiết bị giống như cái sàng/ cái rây trong khi ống nhỏ (tubule) là một cái ống nhỏ xíu như cấu trúc gắn liền đối với tiểu cầu (glomerulus).
Quả thận được kết nối với bàng quang (urinary bladder) do các ống gọi là ống niệu quản (ureters). Nước tiểu được lưu giữ trong bàng quang cho đến khi bàng quang được là làm trống bằng cách đi tiểu. Bàng quang được kết nối ra bên ngoài cơ thể bằng một ống khác như cấu trúc ống gọi là niệu đạo (urethra).
Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu. Thận tiến hành gạn lọc khoảng 200 lít máu mỗi ngày và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu.
Những sản phẩm phế thải được tạo ra từ các quá trình trao đổi chất bình thường bao gồm các phân hủy các mô hoạt động, thức ăn được tiêu hóa, và các chất khác.
Thận cho phép tiêu thụ nhiều loại thức ăn, các loại thuốc, các loại vitamin và các chất bổ sung, chất phụ trợ, và chất lỏng dư thừa mà không cần lo lắng rằng độc hại của sản phẩm sẽ tích lũy lên đến mức có hại.
Thận cũng đóng một vai trò chính trong điều chỉnh về mật độ khác nhau của các khoáng chất như calcium, sodium và potassium trong máu.
- Ở bước đầu tiên trong sự gạn lọc, máu được chuyển vào tiểu cầu (glomeruli) do bởi các mạch máu có kẽ hở cực nhỏ gọi là những mao quản/ mao mạch (capillaries). Tại đây, máu được lọc ra các sản phẩm phế thải và dung dịch dư thừa trong khi các tế bào máu đỏ, chất đạm (protein), và các phân tử lớn được giữ lại trong các mao quản (capillaries). Ngoài các chất phế thải, một số các chất hữu dụng cũng bị lọc ra. Phần máu lọc ra được gom lại trong 1 túi gọi là Bowman của nang và chảy vào trong các ông nhỏ .
- Những ống nhỏ này là bước kế tiêp trong qui trình gạn lọc . Những ống nhỏ được lót bằng tế bào cao chức năng để tiến hành sự gạn lọc, thẩm thấu lại nước và hóa chất hữu ích cho thân thể trong khi giữ lại một số chất thải bổ sung ở ống nhỏ
Thận cũng sản xuất hooc-môn (hormone) nhất định mà có chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm như sau:
- Dạng kích hoạt của vitamin D (calcitriol or 1,25 dihydroxy-vitamin D), mà điều chỉnh sự hấp thụ chất calcium và phốt pho (phosphorus) từ thực phẩm, thúc đẩy sự hình thành của xương mạnh mẽ
- Erythropoietin (EPO), chất kích thích tuỷ xương để sản xuất tế bào máu.
- Renin, chất điều chỉnh lượng máu và huyết áp
Sự khác biệt giữa suy thận và bệnh thận

Suy Thận (Kidney failure)
- Suy thận xảy ra khi một phần hoặc toàn phần thận mất khả năng để thực hiện các chức năng bình thường.
- Điều này nguy hiểm bởi vì nước, chất phế thải, và các chất độc hại tích tụ lại mà bình thường các thứ này được loại bỏ khỏi cơ thể bằng thận.
- Nó cũng gây ra những vấn đề khác như thiếu máu, cao huyết áp, sự nhiễm axit (thừa acid trong dung dịch cơ thể), rối loạn cholesterol và axit béo, và bệnh xương trong cơ thể do thân suy giảm sự sản xuất hooc môn.
 
Bệnh suy thận mãn tính (Chronic Kidney Disease)

Bệnh suy thận mãn tính là khi thận vị suy thoái từ từ và thường vĩnh viễn mất chức năng thận qua thời gian. Điều này xảy ra dần dần theo thời gian, thông thường từ nhiều tháng đến nhiều năm. Bệnh suy thận mãn tính được chia thành năm giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.


Giai Đoạn
Mô Tả
GFR mL/min/1.73m2
1
Thận bị hư hại rất nhẹ (slight) với sự gạn lọc tăng lên hay bình thường
Hơn 90
2
Chức năng Thận giảm nhẹ
60-89
3
Chức năng Thận giảm ở mức độ trung bình
30-59
4
Chức năng Thận giảm ở mức độ nghiêm trọng
15-29
5
Suy thận cần chạy thận hoặc cấy ghép
Thấp hơn 15

Ghi Chú: GFR là tỷ lệ lọc cầu thận, một phép đo chức năng của thận.
Giai đoạn thứ 5 của suy thận mãn tính cũng được gọi là giai đoạn cuối bệnh thận, trong đó toàn bộ hay hầu như toàn bộ thận hay mất chức năng thận và bệnh nhân cần chạy thận hoặc cấy ghép thận để sinh tôn. Thuật ngữ tiếng Anh "renal" (thận) dùng để chỉ "kidney" (thận). Do đó, một tên khác cho suy thận = "kidney failture" là "renal failure". Loại bệnh suy thận nhẹ thường được gọi là "renal insufficiency".
Không giống như bệnh suy thận mãn tính (chronic kidney disease/ chronic kidney failure), suy thận cấp tính (acute kidney failure) phát triển nhanh chóng, trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Suy thận cấp tính thường phát triển để đáp ứng cho một sự rối loạn mà trực tiếp ảnh hưởng đến thận, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho thận, hoặc sự bài tiết nước tiểu .
- Suy thận cấp tính thường không làm hỏng thận vĩnh viễn. Với sự điều trị thích hợp cho tình trạng của thận, thận thường có thể phục hồi và phục hồi hoàn toàn .
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp suy thận cấp tính có thể tiến triển đến bệnh suy thận mãn tính.


 Nguyên nhân dẫn đến suy thận mãn tính

Mặc dù bệnh suy thận mãn tính đôi khi là kết quả từ các căn bịnh chính của thận, những nguyên nhân chính là bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
- Bệnh Tiểu Đường (diabetes mellitus) loại 1 và loại 2 gây ra một tình trạng gọi là "thận tiểu đường" (diabetic nephropathy), là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận ở Hoa Kỳ.
- Huyết áp cao (hypertension), nếu không được kiểm soát, có thể làm hư thận theo thời gian.
- Viêm thận-tiểu-cầu (Glomerulonephritis) là viêm và thiệt hại về lọc của thận và có thể gây suy thận. Những tình trạng xuất hiện sau khi bị viêm (Postinfectious conditions)và bịnh lở ngoài da (lupus) là một trong các nguyên nhân gây nhiều viêm thận-tiểu-cầu (glomerulonephritis).
- Bệnh thận đau nang (Polycystic kidney disease) là một ví dụ của một nguyên nhân di truyền của bệnh thận mãn tính trong đó cả hai quả thận có nhiều nang (multiple cysts).
- Việc sử dụng thuốc giảm đau (analgesics) như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Motrin, Advil) thường xuyên qua thời gian dài thời gian có thể làm giảm đau thận, một nguyên nhân của bệnh thận. Một số thuốc khác nhất định cũng có thể làm hư thận.
- Tắc nghẽn và cứng của động mạch (atherosclerosi = xơ vữa động mạch) dẫn đến thận gây ra một tình trạng gọi là thận thiếu máu cục bộ (ischemic nephropathy), là một nguyên nhân khác gây ra sự hủy hoại thận tiến triển (diễn tiến thận hư)
- Sự tắc nghẽn các dòng nước tiểu do sạn thận, một tiền liệt tuyến dược mở rộng, những chứng cơ quan bị thu hẹp (strictures = narrowings), hoặc ung thư cũng có thể gây bệnh thận.
- Các nguyên nhân khác của bệnh thận mãn tính bao gồm nhiễm HIV, bệnh tế bào liềm (sickle cell disease), lạm dụng ma túy (heroin abuse), thoái hóa Amyloid protein (amyloidosis), sỏi/sạn thận, nhiễm trùng thận mãn tính, và những loại ung thư nhất định.
Nếu bạn có bất kỳ các tình trạng sau đây, bạn đang ở nguy cơ cao hơn-bình thường về sự phát triển bệnh thận mãn tính. Các chức năng thận của bạn cần nên theo dõi thường xuyên.
- Bệnh Tiểu Đường loại 1 hay loại 2 (Diabetes mellitus type 1 or 2 )
- Bệnh cao huyết áp (High blood pressure / hypertension)
- Bệnh cao mỡ trong máu (High cholesterol)
- Bệnh tim (heart disease)
- Bệnh gan (Liver disease)
- Bệnh thận (kidney disease)
- Bệnh thoái hóa Amyloid protein (Amyloidosis)
- Bệnh tế bào hình liềm (Sickle cell disease)
- Bệnh lở da do tình trạng viêm mạn tính gây ra bởi một bệnh tự miễn dịch (Systemic Lupus erythematosus)
- Các bệnh mạch máu như viêm động mạch [arteritis), viêm mạch (vasculitis), hoặc sự loạn phát triển sơ-cơ (fibromuscular dysplasia)
- Sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang vào niêu quản (Vesicoureteral reflux) (một vấn đề đường tiết niệu mà trong đó nước tiểu đi sai đường)
- Những Vấn đề về các khớp xương hay bắp thịt mà thường xuyên yêu cầu phải sử dụng thuốc chống viêm
- Nếu gia đình bạn có bệnh sử về bệnh thận.


thuoc chua benh soi than

Wednesday, October 30, 2013

Suy thận

Triệu chứng suy thận:

Người bệnh bị suy thận có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng

Suy thận cấp

Xảy ra trong thời gian ngắn, trước đó chưa từng xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chữa khỏi được. Suy thận cấp có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Có một số trường hợp chuyển sang suy thận mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh

Có hai nguyên nhân chính: viêm cầu thận cấp và cao huyết áp (dài ngày, hoặc quá cao - áp lực máu mạnh gây phá hủy cầu thận). Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác là biến chứng của bệnh tiểu đường.
Suy thận cấp thường do người bệnh ăn phải một vài thực phẩm như mật (mật cá, mật rắn...), măng, mang thai. Do ong đốt ...sau khi viêm họng 14 ngày...

Tính nguy hiểm của căn bệnh

Ngoài chuyện sức khỏe: giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, vô sinh

Điều trị

Nếu bệnh nhẹ thì phải uống thuốc và ăn kiêng nghiêm ngặt. Chế độ ăn kiêng rất phức tạp: đủ dinh dưỡng và năng lượng, nhưng phải vừa đủ (thậm chí gọi là ít) chất đạm và muối (K, Na).
Bệnh nặng, tức là khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 50% (bạn nên biết rằng công suất của những quả thận ở người khỏe mạnh đạt 200% nhu cầu của cơ thể, đó là lí do tại sao người có một quả thận vẫn sống bình thường được), thì ngoài cách trên ra còn phải đưa người bệnh đi lọc máu (chạy thận nhân tạo) suốt đời.
Ngoài ra còn có cách khác: phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), hoặc ghép thận.




.




thuoc chua benh soi than

Triệu chứng suy thận

Suy thận là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Trong bài viết này, Y Dược 365 sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu về các dấu hiệu của suy thận để có thể phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn.

Vai trò của thận
Thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rồi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. Đối với nam giới, qua đường ống niệu đạo để ra ngoài còn có tinh dịch bao gồm tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra và các dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh.

Các dấu hiệu của suy thận
1. Đau lưng: Thông thường các bệnh nhân thường có dấu hiệu đau lưng liền kết luận bị sỏi thận Tuy nhiên có 98% đau lưng không phải là do bệnh thận mà lại là do bệnh từ cột sống, lưng, thần kinh hoặc bệnh đau toàn thân. Các bệnh nhân bệnh cúm ngoài đau khắp mình thì vùng lưng đau dữ dội hơn. 2% đau lưng do bệnh thận thì chỉ có hơn 1% là do sỏi thận gây ra, còn lại là do viêm thận, bướu thận. Đau thận gây đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn có thể kèm theo sốt. Sỏi thận, sỏi niệu quản gây ra những cơn đau dữ dội, đau từ sau lưng chạy xuống bộ phận sinh dục. Đau chân, đau cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn. Ở bệnh nhân bị bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng, to lên và gây đau.
 

2. Những thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…
- Mô tả của bệnh nhân: ”Bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, nhưng không thể đi tiểu hết, chỉ hai ba giọt mà thôi. Và sau đó, bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới”, “Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu sẫm giống như màu nho”…
3. Phù nề: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay.
Mô tả của bệnh nhân: ”Tôi bị phù cổ chân và mặt, chân tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa, mặt thì căng phồng lên”…

4. Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.
Mô tả của bệnh nhân: ”Lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi, như thế sức khỏe bị chảy đi hết, ngay cả khi bạn chẳng làm gì”…
5. Ngứa/phát ban ở da: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Mô tả của bệnh nhân: “Đó không hẳn chỉ là ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà cào lên da thịt mà không hết ngứa. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều”…
6. Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Mô tả của bệnh nhân: ”Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong miệng, giống như bạn vừa uống sắt vậy”, “Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”…
7. Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Mô tả của bệnh nhân: ”Tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn. Tôi không thể giữ tí đồ ăn thức uống nào trong dạ dày”…
8. Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi. và chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và sinh ra chứng thở nông.
Mô tả của bệnh nhân: ”Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”…
9. Cảm thấy ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Mô tả của bệnh nhân: ”Đôi khi tôi cảm thấy rất lạnh. Có những lúc, tôi rùng mình vì lạnh dù đang đứng giữa ánh nắng ấm áp của mùa hè”.

10. Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Mô tả của bệnh nhân: ”Tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi cũng không thể tập trung để chơi giải ô chữ và đọc sách như trước”; “Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt một cách đột ngột”…

Xem nước tiểu đoán bệnh
Sự thay đổi mầu sắc và độ trong của nước tiểu có thể do ăn uống hoặc do một loại thuốc nào đó gây màu nước tiểu bị thay đổi. Một nguyên nhân khác là do bệnh tại thận vì đây là nơi sản xuất ra nước tiểu, hoặc tại bàng quang – ở nơi chứa nước tiểu. Màu nước tiểu bình thường có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Độ vàng tuỳ thuộc vào nồng độ chất mochorome trong nước tiểu. Đây là một chất thoái hóa của hemoglobin. Nếu cơ thể có ít nước cung cấp vào hoặc lao động nhiều mà không uống đủ nước thì nước tiểu có màu vàng sẫm. Có khi màu nước tiểu lại chỉ hơi đục đục, nhất là khi đi tiểu vào buổi sáng. Các hiện tượng này chứng tỏ rằng nước tiểu bị kềm hóa nhẹ nên các tinh thể dễ đọng lại. Màu nước tiểu còn có thể bị vẩn đục do nước tiểu có máu.

Lời kết
Tốt nhất nên đi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy dịch niệu đạo tìm vi trùng, làm siêu âm, chụp Xquang… để tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng trên. Sau khi tìm ra các nguyên nhân để từ đó có cách điều trị khác nhau và hiệu quả. Nếu có triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu són là những triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu đạo chứ không phải của bệnh do thận. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm bàng quang ở phụ nữ và trẻ em, còn đối với nam giới là viêm niệu đạo, bướu tuyến tiền liệt, nhất là đối với bệnh nhân trên 50 tuổi.





thuoc chua benh soi than

Triệu chứng đau do sỏi thận

- Đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút trai, khiến nước tiểu không thoát ra được. Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc đường nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiên nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt.


- Đau một bên là do sỏi ở  một bên thận và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bênh hố thắt lưng.
- Đái ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Đái buốt, đái rắt.
- Các cơn đau ở lưng khi bị sỏi thận hầu như khó phân biệt với các cơn đau của chứng bệnh khác. Vì thế khi bị đau lưng nên đi  khám ngay để được bác sĩ chuẩn đoán, nếu nghi bị sỏi thận thì cần được siêu âm, chụp X-quang để có thể điều trị kip thời.


thuoc chua benh soi than

Phương pháp tán sỏi tốt nhất?

Tôi năm nay 55 tuổi, đi siêu âm bác sĩ chẩn đoán là bệnh sỏi thận. Tôi được biết phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tốt hơn mổ, xin hỏi có đúng không?
 


 Theo thư của bạn gửi cho chúng tôi, trước hết ngoài việc đã đi làm siêu âm thì bạn nên đến các bệnh viện để làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sỏi thận như chụp thận tĩnh mạch (UIV) để xác định chính xác vị trí của sỏi, đồng thời đánh giá được chức năng bài xuất của thận.

Khi cần thiết các bác sĩ có thể cho chụp thận ngược dòng (UPR) để khu biệt vị trí sỏi hoặc tìm sỏi không cản quang. Chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể, ngoài yếu tố kích thước sỏi chưa quá lớn còn phụ thuộc vào vị trí và tính chất của sỏi.

Tán sỏi ngoài cơ thể là ứng dụng sóng điện từ có năng lượng cao qua da đánh vỡ sỏi thành từng mảnh nhỏ để chúng theo dòng nước tiểu ra ngoài. Ở Hà Nội, các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Xanh Pôn đều có tán sỏi ngoài cơ thể, bạn có thể đến để được khám, chẩn đoán chi tiết.

Những người bị bệnh sỏi thận nên uống nhiều nước (1,5-2lít nước/ngày), ăn thức ăn, nước uống ít canxi, ít oxalat, ít purin (không ăn một lúc quá nhiều cá, thịt nạc, sữa nhiều canxi, xương sụn). Bệnh sỏi thận là một bệnh tiết niệu rất hay gặp cần phải được xử lý càng sớm càng tốt vì các biến chứng có thể dẫn đến phải cắt bỏ thận thậm chí tử vong.

BS. Hải Nguyễn

Dân văn phòng dễ bị bệnh sỏi thận?


Tại sao đa phần dân văn phòng lại bị sỏi thận? Theo các chuyên gia y tế, ngoài sự căng thẳng, bận rộn, 4 thói quen sau đây chính là “hung thủ”.
1. Không ăn bữa sáng
Nguyên nhân khiến dân văn phòng “lười” ăn sáng có khá nhiều. Có người là do vội đi làm không kịp ăn, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi thận.
Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.
Kế sách phòng chống: Không nên vì một lý do nào mà bỏ bữa sáng. Ăn bữa sáng cũng không mất nhiều thời gian, cũng không làm cho bạn lên cân, kể cả những bữa sáng đơn giản như sữa, bánh mỳ… thì cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi thận.
 
 2. Không thích uống nước
Không ít dân văn phòng ngại uống nước hoặc có uống thì không đủ lượng và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Kế sách phòng chống: Uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.

 3. Không thích vận động
Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Đặc tính công việc của dân văn phòng là thời gian ngồi khá dài, vận động ít, sau khi tan tầm rất nhiều người cũng không thích vận động. Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.
Kế sách phòng chống: tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Trong phòng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút.
 
  4. Ăn quá nhiều dầu mỡ
Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ… Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Kế sách phòng chống: “Quản lý” miệng, hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao,ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng vv. Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen..





thuoc chua benh soi than

Người bị sỏi thận có uống được uống sữa không?


Một người nữ lớn tuổi (55 tuổi) bị bệnh sỏi thận, có thể uống sữa canxi để ngừa bệnh loãng xương không? Uống sữa canxi có làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận không? (Ho Van That - Tiền Giang)


Bệnh sỏi thận là một bệnh thường gặp và rất hay tái phát. Trong thực tế, sỏi tiết niệu nói chung và bệnh sỏi thận nói riêng là biến chứng của nhiều bệnh và sỏi cũng có nguồn gốc hình thành khác nhau. Có nhiều loại sỏi khác nhau: sỏi canxi, sỏi aminomagie-phosphat, sỏi uric, sỏi cystin...
Hay gặp nhất là sỏi canxi, có liên quan đến chế độ ăn uống. Thường dùng các thức ăn giàu protein, đường tinh khiết; thức ăn giàu natri, oxalat; ít xơ sợi, kèm theo chế độ uống nước không đủ có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.
 

 Sỏi liên quan đến canxi thường gặp nhiều trong tình huống: cường canxi máu, cường canxi niệu, cường oxalat niệu, thiểu xitrat niệu... Có nhiều trường hợp canxi trong máu bình thường nhưng vẫn mắc bệnh sỏi, do vậy bệnh có thể liên quan đến chế độ ăn nhiều canxi nhưng cũng có thể không. Nhưng nói chung, người bệnh có sỏi canxi cần hạn chế thức ăn nhiều can xi; ngoài ra không nên ăn những thức ăn mặn chứa nhiều protein hoặc oxalat; nên uống nhiều nước.
Các loại sỏi khác như: sỏi axit uric, cystin... thì không liên quan đến chế độ ăn nhiều hay ít canxi. Người bệnh có các loại sỏi này có thể uống sữa giàu canxi để phòng loãng xương.
Do vậy, người bệnh trước hết phải xác định được mình bị loại bệnh sỏi thận nào, từ đó mới có chế độ ăn uống hợp lý.



thuoc chua benh soi than

Biến chứng của bệnh sỏi thận

Ở bệnh sỏi thận không phải hòn sỏi nào cũng phải điều trị. Chỉ có những hòn sỏi có khả năng gây ra những biến chứng cho cơ thể thì mới cần phải loại nó mà thôi.

Những biến chứng do bệnh sỏi thận đem lại gồm:

Bế tắc
Những hòn sỏi nằm trong lòng đường tiểu như đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây ra bế tắc. Khi có hiện tượng này, hệ niệu sẽ phản ứng để cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn bằng cách tăng cường co bóp, từ đó dẫn đến ba hậu qủa trực tiếp:
  • Gây ra các cơn đau bão thận
  • Gây ra sự trướng nở hệ niệu mà chuyên môn gọi là thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Hiện tượng này sẽ mất đi sau khi hòn sỏi được lấy ra kịp thời. Nhưng nếu sau một thời gian ứ nước kéo dài, đôi khi thận không còn khả năng hồi phục nữa nên sau đó, dù đã khỏi bệnh rồi mà khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc độ II. Muốn tránh điều tai hại này chỉ có cách là phải điều trị dứt điểm, kịp thời.
  • Bí tiểu



Nhiễm trùng
Ngoài việc nhiễm trùng niệu là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi, hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó sẽ gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng nhẹ thì chỉ có các triệu chứng như tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một + hoặc hai +. Nhiễm trùng nặng hơn có thể gây ra tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.
Nếu để bệnh sỏi thận phát triển đến giai đoạn này mới điều trị thì khả năng của y khoa rất có giới hạn, người phẫu thuật viên thường chỉ dám đặt một ống vào thận để dẫn lưu mủ ra ngoài rồi chờ cho tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân khá hơn  mới dám điều trị triệt để.
Khổ thay, trong giai đoạn đó, cách điều trị tốt nhất là cắt bỏ qủa thận bị hư để tránh bị mủ tái phát. Nếu trong trường hợp thận bên kia không có hoặc không còn hoặc cũng bị bệnh sỏi thận thì vấn đề hết sức khó khăn. Người bác sĩ phải cân nhắc nhiều và tận lực mới có thể đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống bình thường.


 Suy thận cấp
Xảy ra khi cả hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc. Khi đó bệnh nhân bệnh sỏi thận sẽ không có một giọt nước tiểu nào cả và tình trạng có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp điều trị trong vòng vài ngày.

Suy thận mạn tính
Khi thận bị sỏi, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần dần chủ mô thận. Các bạn nên biết cả hai thận có khoảng chừng một triệu đơn vị thận. Trong suốt quá trình đó, luôn luôn có một số đơn vị thận chết đi qua thời gian mà không bao giờ có hiện tượng tái sinh.
Nếu vắng khoảng 50% số đơn vị thận, người ta vẫn có thể sống một cách bình thường. Nhưng nếu vắng đến 75%, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp rất tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Ghép thận thì nước ta chưa có điều kiện để phát triển nhân rộng, còn thận nhân tạo thì chỉ có một vài trung tâm có, chi phí để chạy thận nhân tạo định kỳ suốt đời thì chỉ có một số hiếm hoi các gia đình có đủ khả năng tài chính để chịu đựng.

Vỡ thận
Bình thường thận nằm trong vùng hốc lưng, được che chở rất kỹ do xương sườn, thành bụng nên phải chấn thương rất nặng mới có thể vỡ. Nhưng khi bị ứ nước to, vách lại mỏng đi nên đôi khi, chỉ một chấn thương nhẹ cũng có thể làm cho thận vỡ được. Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng đã có một bệnh nhân bị sỏi làm ứ nước mà không biết. Đến khi đi khiêu vũ, người bạn nhảy thò tay móc lưng hơn mạnh trong một màn trình diễn fantasie mà vỡ thận.
Xem thế mới biết biến chứng của bệnh sỏi thận cũng nhiều mà mức độ nguy hiểm cũng không kém. Vấn đề phòng ngừa các biến chứng này chỉ là cố gắng phát hiện sớm và điều trị thật sớm mà thôi.



thuoc chua benh soi than

Tuesday, October 29, 2013

Những món canh tốt cho người bị sỏi đường tiết niệu

Theo kinh nghiêm dân gian và những nghiên cứu của khoa học hiện đại, có khá nhiều loại rau quả giúp ích những người bị sỏi đường tiết niệu. Nếu khéo tay, chúng ta có thể chế biến thành những món canh ngon miệng mà lại có thể hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu.

Canh tôm nấu với nha đam
Nguyên liệu: một nhánh nha đam (có bán tại các siêu thị), gọt bỏ vỏ bên ngoài và cắt thành những miếng nhỏ. 70g tôm bóc vỏ, ướp gia vị (bột nêm, nước mắm, hành băm, tiêu, đường) trong thời gian 10 phút.
Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu, cho hành băm nhuyễn vào, phi lên cho thơm. Cho tôm vào xào. Chế vào nồi khoảng 750ml nước hầm xương và nấu cho tôm chín. Cho nha đam vào. Nấu thêm khoảng 5 - 7 phút nữa cho nha đam chín. Tắt bếp, cho thêm hành, ngò, tiêu vào nồi canh.


Theo nghiên cứu của khoa học, chất anthraquinone trong nha đam có thể kết hợp với ion calcium trong đường tiết niệu và tạo thành hợp chất có thể tan được để được thải trừ qua đường tiết niệu.
Ngoài ra món này còn giúp chống oxy hóa, thanh nhiệt, giải độc, giúp ích cho sức khỏe của da, thích hợp cho những người hay bị táo bón.

Canh thịt heo với rau ngổ
Thịt heo 100g được ướp với gia vị (bột nêm, nước mắm, hành băm, tiêu, đường) khoảng 10 phút. Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu, cho hành vào, tao lên. Cho thịt vào xào sơ qua. Chế nước hầm xương vào nồi, đun sôi. Khi thịt chín thì tắt bếp. Thêm chút muối và  50g rau ngổ vào.


Rau ngổ còn được gọi là rau om. Rau ngổ có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tăng lưu lượng lọc ở cầu thận nên có tác dụng tốt trong những trường hợp sỏi thận.
Canh gà nấu với lá giang
200g thịt gà chặt thành khúc được ướp gia vị (bột nêm, nước mắm, hành băm, tiêu, đường) trong 10 phút.
Bắc nồi lên bếp và dùng ít dầu để xào thịt gà sơ qua. Tiếp theo chế vào nồi khoảng 750ml nước hầm xương. Nấu cho tới khi thịt gà chín. Thêm vào nồi canh 150g lá giang. Khoảng 5 phút sau tắt bếp. Thêm hành, ngò, tiêu vào.

Canh cá chép nấu lá giang và rau dừa nước
Cá chép 1 con, bỏ hết nội tạng, ướp gia vị. Cho dầu vào nồi, cho hành băm nhuyễn vào, phi lên cho thơm. Xào cá chép sơ qua. Thêm nước vào, nấu cho cá chín. Cho 100g lá giang và 30g rau dừa nước. Nấu thêm khoảng 5 phút nữa. 

 
Theo nghiên cứu lâm sàng, lá giang có tác dụng điều trị sỏi thận với tỉ lệ thành công khả quan. 
Món canh làm từ lá giang còn dùng tốt trong trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm ruột và đau khớp.

Canh gan heo nấu với mã đề
Gan heo cắt thành miếng nhỏ, ướp gia vị trong 10 phút. Bắc chảo lên bếp. Dùng dầu để tao hành băm nhuyễn rồi cho gan heo vào xào sơ qua. Cho nước hầm xương vào, nấu cho gan heo chín. Thêm 30g lá mã đề vào. 5 phút sau thì tắt bếp. Thêm hành, ngò, tiêu vào nồi canh.
 

Theo y học cổ truyền, mã đề vị ngọt, tính lạnh, quy kinh thận và bàng quang. Mã đề dùng trị các chứng như tả lỵ, viêm đường hô hấp, tiểu ra máu, nhiệt bên trong cơ thể, mụn nhọt…
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại thì mã đề có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ acid uric. 
Canh chân giò heo nấu với bắp non và râu bắp (ngô)
Nguyên liệu: chân giò heo 2 cái, bắp non 200g được cắt thành khúc, râu bắp (ngô) 30g.
Chân giò heo rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào khoảng 1 lít nước. Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa muỗng nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Cho bắp non và râu ngô vào. Nấu đến khi bắp non chín. Sau khi tắt bếp, thêm vào 2 muỗng nhỏ hạt nêm, hành, ngò. 


Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, vào kinh thận và bàng quang, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông mật.
Món ăn này cũng tốt cho những người bị sỏi mật.
 BS. HỒ ĐĂNG KHOA





thuoc chua benh soi than

Monday, October 28, 2013

Triệu chứng bệnh sỏi mật


Sỏi mật là sự hiện diện của sỏi trong hệ thống đường mật bao gồm đường mật trong gan, túi mật và đường mật ngoài gan tận bóng vanter. 

Ở các nước phương Tây, phần lớn là sỏi cholesterol được thành lập trong túi mật, các nước nhiệt đới và châu Á phần lớn là sỏi sắc tố mật được hình thành trong ống gan và đường dẫn mật do giun và nhiễm khuẩn. Sỏi mật là một trong các bệnh dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời sẽ đưa đến tình trạng nguy hiểm.
Thành phần của sỏi mật gồm những gì?
Sỏi mật gồm nước muối mật, sắc tố mật, canxi..., chúng cô đặc dần và thành sỏi. Đây là loại sỏi tổng hợp, hay gặp và có thể phát hiện khi chụp Xquang. Ngoài sỏi mật tổng hợp còn có nhiều loại sỏi khác như:
Sỏi cholesterol: Cấu tạo chủ yếu bằng cholesterol – là một thành phần chuyển hóa của gan, là một thành phần của mỡ máu. Loại này có màu vàng sẫm, không cản quang. Loại sỏi này hình thành khi có sự rối loạn về nồng độ cholesterol, acid mật và lecithin.
Có một số yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi cholesterol đó là: tuổi, giới (nữ/ nam = 3/1), chủng tộc, yếu tố gia đình, béo phì, phụ nữ đẻ nhiều con, uống một số thuốc như thuốc hạ mỡ máu, thuốc ngừa thai, ăn uống quá nhiều năng lượng...
Sỏi sắc tố mật: Thường gặp ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, có hai loại đen và nâu.
- Sỏi sắc tố đen: Màu đen hình dạng không đều, nó được thành lập khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng, đây là trường hợp của huyết tán và trong xơ gan.
- Sỏi sắc tố nâu: Màu nâu hoặc vàng nhạt, đây là hậu quả của giun chui ống mật và nhiễm khuẩn đường mật.
Sỏi muối mật: Thường có màu đỏ, cũng dễ kết hợp với canxi.
 Khi bị sỏi mật sẽ biểu hiện như thế nào?
Sỏi túi mật: Đây là loại sỏi có thể có một thời gian dài yên lặng. Khi có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng chủ yếu là cơn đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày. Cơn đau quặn gan kéo dài trên 15 phút đến 3 - 4 giờ, nếu trên 6 giờ phải nghĩ đến có biến chứng.

 Nếu có hiện tượng tắc nghẽn thì túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ vào có thể thấy túi mật căng phồng, ấn vào bệnh nhân rất đau, nếu không xử trí kịp thời có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính, sẽ sốt cao 39 – 40o C.
Sỏi đường mật: Đây là loại sỏi có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, đau thường là do sự di chuyển của sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan. Thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình (gọi là tam chứng Charco) tuần tự xuất hiện: đầu tiên là cơn đau quặn gan với biểu hiện như trên, sau đó xuất hiện sốt nóng và rét run. Cuối cùng là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, đi tiểu nước tiểu sẫm màu.
Ngoài những biểu hiện lâm sàng thì các xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt là siêu âm xét nghiệm cơ bản không xâm nhập giúp phát hiện sỏi 70 – 80%, ngoài ra còn giúp phát hiện tổn thương đường mật, túi mật, tụy.
Những biến chứng gì có thể xảy ra?
Viêm và nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp; hoại tử túi mật và thấm mật phúc mạc là biến chứng rất nguy hiểm phải can thiệp ngoại khoa và có thể để lại hậu quả nặng nề.
Rò túi mật đường mật vào ống tiêu hóa và ứ nước túi mật.
Xơ gan: biến chứng này xảy ra do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan và thay thế bằng tổ chức xơ.
Cần làm gì khi nghi ngờ bị sỏi mật?
Phải đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để xác định xem có bị sỏi mật hay không, từ kết quả này bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị và lời khuyên hợp lý.
Khi đã có chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn không được chủ quan.
Điều trị sỏi mật bao gồm điều trị nguyên nhân là loại bỏ sỏi đồng thời điều trị triệu chứng và biến chứng nếu có. Khi điều trị nội khoa có thể sử dụng các thuốc chống co thắt cơ trơn như atropin, papaverin, nospa, visceralgin...; các thuốc chống nhiễm khuẩn như nhóm aminoglycosid, nhóm quinolon...; nhóm thuốc làm tan sỏi như chenodex, ursolvan..., tuy nhiên khi dùng các thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hoặc có thể dùng thuốc thảo dược Sirnakarang  trị sỏi thận là sự kết hợp của tất cả các thuốc trên.
Khi điều trị nội khoa không có kết quả nên chuyển sang điều trị ngoại khoa với các kỹ thuật mới như tán sỏi qua da, lấy sỏi qua nội soi ngược dòng... đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
Vậy dự phòng bệnh sỏi mật như thế nào?
Hạn chế ăn mỡ động vật, phủ tạng động vật, cẩn trọng khi dùng thuốc tránh thai... Ăn uống hợp vệ sinh, định kỳ 6 tháng tẩy giun một lần. Tập thể dục liệu pháp, xoa nắn cơ thành bụng vùng túi mật, có thể sử dụng thuốc nhuận mật như chophytol, sorbitol.



thuoc chua benh soi than