Đa số những người bị sỏi mật đều không biết. Những cục sỏi “thầm lặng” không gây bất cứ triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác – chẩn đoán bằng siêu âm hoặc siêu âm ổ bụng.
Một số dấu hiệu cảnh báo sỏi mật, bao gồm: đau xuất hiện ở vùng trên bên phải hoặc vùng trên giữa bụng. Đau có thể xuất hiện rồi thuyên giảm, và đặc biệt có thể thấy rõ sau khi ăn; đau có thể lan ra sau lưng hoặc đau từ dưới lan lên vùng xương bả vai phải; có thể có cảm giác đau mơ hồ, đau cứng bụng hoặc đau nhói; đau thường đi kèm với sốt hoặc vàng da (vàng mắt và vàng da); có thể buồn nôn hoặc nôn; có thể đi đại tiện ra phân màu đất sét.
Sỏi mắc bên trong ống dẫn mật cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, kể cả viêm túi mật cấp, viêm mật hoặc viêm đường dẫn mật.
Biện pháp phòng ngừa sỏi mật
- Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng...
- Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
- Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.
- Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.
- Hạn chế: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
- Nên ăn nhiều các loại thực phẩm: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
0 comments:
Post a Comment