Friday, February 28, 2014

Chữa sỏi thận cho phụ nữ mang bầu.

Tôi đang mang bầu tháng thứ 5 khi siêu âm bị phát hiện sỏi thận phải bị đau lưng và thỉnh thoảng đau lan xuống bụng cạnh sườn, xin hỏi bác sĩ tôi phải xử lý thế nào?



Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân: Bạn nên uống nhiều nước và cần thiết thì uống thuốc giảm đau, nếu kích thước sỏi chưa quá lớn bạn có thể uống thuốc chữa sỏi thận ngay được nhưng tốt nhất nên uống thuốc giảm đau để sau khi sinh nở mới điều trị vì thuốc chữa sỏi thận thường làm tăng đào thải chất điện giải ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thai.

Xem thêm: triệu chứng của bệnh sỏi thận
Điều trị sỏi thận và phòng ngừa bệnh sỏi thận

5 lý do nên dùng cà chua

Các tác dụng đặc biệt của cà chua với sức khỏe:
- Một số nghiên cứu cho thấy chất lycopene có trong cà chua đã nấu chín có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ăn cà chua cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đầu và cổ.
- Chế độ ăn nhiều cà chua có khả năng giúp chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh.
- Quả cà chua, nước sốt cà chua và cà chua xay cũng được khẳng định là giúp giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu.
- Sử dụng cà chua có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan đến tiểu đường tuýp 2.
- Bộ xương của bạn cũng được hưởng lợi từ việc ăn cà chua. Trong một nghiên cứu gần đây, cà chua và các nguồn chứa lycopene khác được loại bỏ khỏi chế độ ăn của những phụ nữ mãn kinh trong vòng 4 tuần. Vào ngày cuối cùng trong thời gian đó, những phụ nữ được nghiên cứu bắt đầu có biểu hiện tăng các dấu hiệu mất cân bằng oxy hóa trong xương và có các thay đổi không mong muốn trong mô xương.
Ăn cà chua thế nào cho tốt
Nếu đang lăn tăn không biết tối nay nên luộc, nướng, xào hay ăn cà chua sống thì bạn có thể chú ý tới thông tin này: một nghiên cứu mới đây cho thấy nên nấu chín cà chua để nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ loại quả này. 
Nấu cà chua được các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định là tốt hơn cho sức khỏe so với việc ăn sống loại quả này. Nước ép cà chua giàu dưỡng chất lycopene giúp chống lại bệnh tật. Đó là một chất chống oxy hóa quan trọng, đã được chứng minh là giúp chống lại tế bào ung thư, giảm nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch. 
Các nghiên cứu cho thấy nấu cà chua có thể tăng hiệu lực của lycopene - điều chưa từng thấy trong bất cứ loại trái cây hay rau nào khác. Lycopene có cơ chế bảo vệ giúp ngăn ngừa viêm và đông máu.

Thursday, February 27, 2014

Công dụng tuyệt vời của đào

Báo The Times of India dẫn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ cho biết quả đào có nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Cụ thể:
- Có thể giúp cải thiện nước da.
- Giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu và ngừa bệnh tim.
- Giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Do là nguồn phong phú chất xơ, quả đào còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm sạch ruột và chống ung thư.

- Chủ yếu chứa nhiều nước nên quả đào
được xem là món ăn vặt lý tưởng vì có hàm lượng calo thấp.
- Là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai mắc bệnh thiếu máu vì rất giàu chất sắt.
- Nước ép từ quả đào được xem như là loại thuốc nhuận tràng và giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nó cũng giúp ngừa việc hình thành sỏi thận.


Uống nước chanh ngừa sỏi thận

Roger L. Sur - Giám đốc Trung tâm sỏi thận thuộc Đại học California, San Diego (Mỹ) - cho biết uống nước chanh có thể giúp ngừa sỏi thận.


Nguyên do là nước chanh có hàm lượng citrate - một chất có tác dụng cản trở sỏi thận hình thành - cao hơn bất cứ loại nước có vị chua khác.
Trong cuộc nghiên cứu của mình, chuyên gia Sur nhận thấy liệu pháp uống nước chanh đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ hình thành sỏi thận ở bệnh nhân.
Các tình nguyện viên đã được khuyên uống khoảng 120ml nước chanh và 2 lít nước mỗi ngày.
Theo chuyên gia Sur, uống nhiều nước có thể giúp giảm việc hấp thụ nhiều muối từ chế độ ăn uống hằng ngày, vì muối là một trong những tác nhân góp phần dẫn đến việc hình thành sỏi thận.



Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận



Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.Nguồn nước uống chứa nhiều canxi… cũng gây tạo sỏi.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt  không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.Ăn nhiều muối, người thừa cân béo phì, nghiện rượu... nguy cơ mắc bệnh cao.

Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.

Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.



Phát hiện sớm để điều trị bệnh

Để phòng bệnh, mỗi người cần “ngăn chặn” từ đầu các nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như: Uống nước đủ và đều, ăn uống hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách (nhất là với nữ), không uống quá nhiều rượu bia…

Nếu có những triệu chứng của bệnh, cần đi khám để bác sĩ chuyên khoa có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Nếu nhẹ, có thể điều trị nội khoa (uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểunếusỏi nhỏ dưới 5mm; uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài).

Nếu điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Sỏi thận là nguyên nhân dẫn đến suy thận

Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.

Sỏi trong thận được hình khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.


Sỏi thận thường có các triệu chứng: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc. Tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Người mắc bệnh cũng có sốt cao 38 – 39 độ C, hoặc bị ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.



Bài thuốc chữa trị bệnh sỏi thận

Trong tự nhiên có nhiều loại cây thuốc quý có thể chữa và điều trị bệnh sỏi thận. Đông y đã áp dụng những loại thảo dược này để điều trị bệnh sỏi thận rất hiệu quả.

Có nhiều trường hợp khi mắc bệnh sỏi thận mà không dùng thuốc chữa bệnh sỏi thận, hay khám kịp thời kịp thời đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Những người bị bệnh sỏi thận thường có những cơn đau vùng thắt lưng lan xuống hố chậu, kéo theo việc nôn hay trướng bụng. Nhiều khi sỏi thận còn gây ra việc đau âm ỉ vùng thắt lưng hay nhiều trường hợp bị nặng hơn là việc đi tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do bị nhiễm khuẩn. Những người mắc sỏi thận thường hay bị sốt cao, bị ớn lạnh, có cảm giác bỏng rát, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.

Khi có những biểu hiện như trên các bạn nhớ tới phòng khám để kiểm tra lại nhé. Vì sỏi thận rất nguy hiểm và cũng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Để phòng bệnh các bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, ăn uống hợp lý, và không nên uống quá nhiều rượu bia. 

Trong dân gian có nhiều bài thuốc nam hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận rất hiệu quả. Các bạn có tìm thấy những loại thuốc này rất đơn giản. Những cây thuốc này mọc tự nhiên nên rất dễ kiếm. Dưới đây là một bài thuốc chữa bệnh sỏi thận bằng kim tiền thảo.


Nghiên cứu tác dụng dược lý của kim tiền thảo cho thấy: Nước sắc kim tiền thảo có tác dụng làm tăng tuần hoàn mạch vành, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của thận và não cũng tăng, cơ tim co lại. Do đó, có thể nghĩ đến việc kim tiền thảo có tác dụng chữa được cao huyết áp. Tuy nhiên, trong thực tế người ta không dùng kim tiền thảo để chữa bệnh cao huyết áp, mà sử dụng kim tiền thảo như một vị thuốc đặc hiệu để điều trị sỏi tiết niệu, sỏi mật và sỏi gan.

Những bài thuốc có chứa kim tiền thảo

1. Chữa đái ra dưỡng trấp (bạch trọc): Kim tiền thảo, mía dò, lá tre, mỗi vị 20g; giá đỗ xanh, tỳ giải, mỗi vị 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật: Kim tiền thảo 40g; mộc thông, ngưu tất, mỗi vị 20g; dành dành, chút chít, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

3. Chữa sỏi đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

4. Chữa sỏi niệu gây sung huyết, chảy máu: Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g, ý dĩ 16g, ngưu tất 12g; đào nhân, uất kim, chỉ xác, đại phúc bì, kê nội kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

5. Chữa sỏi niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu:

a. Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

b. Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g; sinh địa, đạm trúc diệp (cỏ lá tre), mỗi vị 16g; mộc thông, kê nội kim, cam thảo (sao cháy), mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Xem thêm: TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỎI THẬN

Triệu chứng của bệnh sỏi thận


Các biểu hiện của sỏi thận rất dễ nhầm lẫn bệnh khác. Viên sỏi có thể gây đau ở vùng xườn bụng, giữa xương sườn và hông, đau ở hông cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.



Dưới đây là các triệu chứng của bệnh sỏi thận:

1. Đái rắt, đái buốt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi.

2. Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

3. Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

4. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu.

5. Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.

6. Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Sỏi thận - tiết niệu ngoài biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu: đái buốt, rắt, đái ra máu, đái mủ có thể dẫn đến bí đái, viêm thận, bể thận cấp và mạn, ứ nước, ứ mủ bể thận và dẫn đến suy thận. Trong đó suy thận mạn là hậu quả nặng nề nhất của sỏi thận - tiết niệu vì không còn khả năng hồi phục do thận xơ hóa dần.


Xem thêm: Điều trị sỏi thận và phòng ngừa bệnh sỏi thận

Wednesday, February 26, 2014

Bệnh thấp tim (thấp khớp cấp)

Bệnh thấp tim (thấp khớp cấp là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A gây nên; bệnh tổn thương ở hệ thống tổ chức liên kết theo cơ chế miễn dịch dị ứng -> gây tổn thương nhiều cơ quan (tim, khớp, phổi, thần kinh, da, thận) đặc biệt là tim và khớp.

Nguyên nhân:

- Bệnh thấp tim là hậu quả của viêm hầu-họng, do liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A
- Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là một cầu khuẩn Gram (+)

Điều kiện thuận lợi:

- Tuổi: 5-15 tuổi (90%), ít gặp ở tuổi< 5 và >25 tuổi.
- Cơ địa dị ứng 
-Thời tiết và khí hậu: gặp nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới và nhiệt đới (mùa lạnh, ẩm, chuyển mùa)
-Yếu tố gia đình.
-Điều kiện sinh hoạt thấp kém.

Cơ chế bệnh sinh:

- Thuyết MD dị ứng: Người ta cho rằng lớp vỏ của liên cầu khuẩn và tổ chức liên kết cơ tim của cơ thể có cấu trúc kháng nguyên chung, vì vậy các kháng liên cầu đánh luôn vào cơ tim; kháng nguyên gây nên phản ứng cho được cho là do Protein M của liên cầu khuẩn; Halpern đã phát hiện sự giống nhau giữa Protein M của liên cầu khuẩn với một glucoprotein ở van tim, sụn khớp, động mạch chủ và da.

- Thuyết nhiễm độc: Người ta cho rằng thấp tim là do các yếu tố ở màng ngoài liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A gây nên gồm:
+ Streptolysin 0: là một yếu tố gây tan máu, cùng với Pronteinase gây độc cho tim.
Streptolysin S: cũng là một yếu tố gây tan máu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm.

Giải phẫu bệnh:

- Giai đoạn phù viêm: Là giai đoạn sớm, tổn thương chủ yếu là sự thâm nhiễm các tế bào viêm không đặc hiệu ở phức hệ Collagen của tổ chức liên kết.

- Giai đoạn biến đổi dạng Fibrin: Có tổn thương nội mạc mạch máu, làm tăng tính thấm, gây thoát Protein huyết tương và fibrinogen ra tổ chức gian bào. Đáng chú ý là dạng hợp tử fibrin của chất tạo keo, có các đặc điểm viêm xuất tiết và thâm nhiễm các bạch cầu đa nhân, L, tương bào

- Giai đoạn tăng sinh khu chú hoặc tăng sinh lan tỏa tế bào tổ chức liên kết: Hạt Aschoff (tổn thương khu chú) gồm: 
+ Trung tâm là hoại tử fibrin
+ Xung quanh là tổ chức tăng sinh các tế bào liên kết.
+ Ngoài cùng là các tế bào L, tương bào, BC đa nhân và tế bào sởi.
hạt Aschoff thường gặp ở cơ tim, cách mạnh máu, màng hoạt dịch khớp và ngoài đã tạo nên hạt Meynet.

- Giai đoạn xơ-sẹo: Các hạt Ascholff teo dần và thay thế bằng quá trình xơ-sẹo kéo dài gây tổn thương cơ do xơ hóa tổ chức liên kết.

Triệu chứng:

Mở đầu là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp do ngoài liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A: sốt, viêm họng, viêm Amydal, sưng hạch dưới hàm, nốt đau. Sau 2-3 tuần thì xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu ở các cơ quan như:

1. viêm tim: là triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất của bệnh thấp tim, vì đây là triệu chứng đặc hiệu và để lại hậu quả nặng nề.

- Viêm tim gặp 40-6-% bệnh nhân. Có thể viêm màng ngoài tim, màng trong tim, cơ tim.

- Các triệu chứng:
+ Biến đổi tiếng tim: xuất hiện tạp âm bệnh  lý. Tiếng tim trầm, dài ở mỏm tim do van 2 lá viêm phù nề cac dây chằng cột cơ. Tiếng thổi tâm thu ở mỏm (giai đoạn đầu giãn cơ tim gây hở van hai lá, xuất hiện sớm, tồn tại tạm thời, nghe gõ ở mỏm, âm sắc trầm. Khi tim to, buống tim giãn -> dây chằng cột cơ giãn máu tăng nhanh từ nhĩ xuống thất thì tiếng thổi tâm trương ở mỏm giống tiếng rung tâm trương ở mỏm. Tiếng thổi tâm trương ở nền tim: do viêm van DMC, do trào ngược  máu từ ĐMC vào thất trái ở đầu thời kì tâm trương. Tiếng thồi tâm thu ở nền do hở van hai lá cơ năng, tiếng thổi mát đi khi hết triệu chứng suy tim. Tiếng cọ màng ngoài tim thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của viêm màng ngoài tim, nghe rõ ở nền tim hoặc dọc bờ trái xương ức, nghe rõ hơn khi bệnh nhân nghiên ra trước.

+ Rối loạn nhịp tim: nhịp nhanh >100ck/p, nhịp ngựa phi, rối loạn dẫn truyền: PR kéo dài >20% giây.

+ Tim to: do viêm cơ tim, giãn các buồng tim. Lâm sàng: BN nuốt khó, nuốt nghẹn, đánh trống ngực. 
XQ: tim to, tỉ lệ tim/ngực >50%
Độ I: hơi to, tỷ lệ tim/lồng ngực 50-55%
Độ II: tỷ lệ tim/lồng ngực 55-60%
Độ III: rất to, tỷ lệ tim/lồng ngực >60%. ECG: tăng gánh các buồng tim.

+ Suy tim: do viêm cơ tim. Lâm sàng: khó thở, gan to, phù, tĩnh mạch cổ nổi, có tiếng ngựa phi, rối loạn nhịp tim, nghe phổi có tiếng ran.
Hình ảnh viêm màng ngoài tim

2. Viêm đa khớp (gặp 75% trường hợp thấp tim):

 - Viêm đa khớp và đau khớp bao gồm các đặc điểm sau:
+ Tổn thương nhiều khớp, hay gặp ở các khớp lớn (khớp gối, cổ chân, vai, khuỷu tay, cổ tay), ít gặp ở các khớp nhỏ.
+ Biểu hiện là sưng-nóng-đỏ-đau, có thể có dịch ổ khớp.
+ Khớp viêm thường không đối xứng.
+ Thời gian viêm một khớp thường 3-5 ngày, có tính chất luân chuyển.
+ Khớp viêm thường khỏi nhanh khi dùng thuốc kháng viêm và Corticoid; nhuwgn không điều trị gì khớp cũng tự khỏi và không để lại di chứng gì. Có thể tái phái lại.

3. Biều hiện ngoài da:

- Hạt Meynet (hiếm gặp): hạt cứng dưới da, đường kính 0.5-2cm, không dính vào da, nhưng dính vào nền xương (xương chem, bả vai, cột sống, bánh chè) và các gân duỗi, các hạt thường đối xứng, ấn không đau, tồn tại vài ngày đến vài tuần rồi mất đi, không để lại di chứng; trên vi thể hạt Meynet có cấu trúc: trung tâm là một vùng thoái hóa sợi fibrinoid, bao quanh là tổ chức bào, tân cầu.

- Ban vòng (ít gặp): xuất hiện ở thân mình, cánh tay, đùi, không có ở mặt. Ban có đặc điểm là ban màu vàng hoặc vàng nhạt, đường kính 1-3cm, tròn, có bờ viền, không ngứa, không cứng, xuất hiện nhanh, mất đi sau vài ngày không để lại di chứng.

4. Biểu hiện ở thần kinh:

- Múa giật Sydenham (Chorea): là hiện tượng vận động nhanh, không tự chủ, không định hướng, tăng lên khi xúc động, mất đi khi ngủ ở một hoặc tất cả các chi.
- Liệt, hôn mê, co giật (biểu hiện của bệnh thấp não): ít gặp.

Chuẩn đoán:

- Viêm khớp dạng thấp: Thường viêm các khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, thời gian di chuyển từ khớp này sang khớp khác lâu và thường để lại di chứng, XN yếu tố thấp RF (Rheumatic Factor) thường (+).


- Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp (Osler): sốt hằng định, kéo dài, có thể có rét run, toàn trạng sa sút; Thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim; Cấy máu dương tính (cấy máu 2 lần riêng biệt phân lập được Streptococcuc viridans, Streptococcus bovis, nhóm HACEK, Straphylococcus hay Enterococcus); Có bằng chứng tổn thương nội tâm mạc trên siêu âm (hình ảnh mảnh sùi di động lật phật trên van tim hay cạnh van, hình ảnh ổ áp xe ở trong tim, sự bong rời của một số van nhân tạo, hở van mới xảy ra); có thể biểu hiện của tắc mạch máu (não, phổi, chi, kết mạc, DH Janneway); lách to, chín mé, xuất huyết dưới da...


Điều trị:

Điều trị trong đợt hoạt động của bệnh:

- BN phải được nghỉ ngơi tại giường đến khi đi VSS trở về bình thường, nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho tim.

- Ăn nhẹ thức ăn dễ tiêu, giảm muối.
- Kháng sinh diệt liên cầu:
+ Phải dùng sớm
+ Penicillin V 1.000.000 UI/24h
+ Nếu dị ứng với Penicillin thì dùng Erythromycin 250mg x 4 viên/24h x 10 ngày (hoặc 40mg/kg/24h).
- Chống viêm:
+ Viêm đa khớp đơn thuần:
Aspirin 100mg/kg/24h x 10 ngày, sau 3-4 tuần dùng 60mg/kg/24h
Prednisolon 2mg/kg/24h x 10 ngày, sau đó giảm dần liều.
Từ ngày thứ 11 dùng Aspirin 10mg/kg/24h x 10 ngày, sau đó giảm liều 60mg/kg/24h x 5-7 tuần.
+ Viêm tim nặng:
Prednisolon 2mg/kg/24h x 2 tuần, sau 2 tuần thì giảm liều. 1 tuần trước khi giảm liều thì dùng Aspirin 100mg/kg/24h x 10 ngày, sau đó giảm liều 60mg/kg/24h.
+ Điều trị suy tim nếu có:
Cường tim, lợi tiểu, chế độ nghỉ ngơi hợp lý...

Phòng thấp tim:


- Phòng thấp cấp 1 (phòng ban đầu):

+ Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên do thấy liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A để phòng đợt đầu tiên của bệnh thấp tim.
+ Có thể dùng Benzathin Penicillin tiêm bắp duy nhất 1 liều.
Trẻ >30kg: 1.200.000 UI.
Trẻ <30kg: 600.000 UI
+ Nếu dị ứng với Penicillin thì thay bằng Rovamycin 150.000 UI/kg/24h x 10 ngày.

- Phòng thấp cấp 2

+ Áp dụng cho trẻ đã bị bệnh thấp tim.
- Penicillin chậm như: Retapen, Benzathin Penicillin G tiêm bắp sâu trên cơ mông
Trẻ >30mg: 1.200.000 UI/lần.
Trẻ <30mg: 600.000 UI/lần/
Thời gian tiêm:
Viêm đa khớp, tim nhẹ: 5 năm, nếu trong 5 năm vẫn có tái phát thì dùng đến 21 tuổi.
Viêm tim nặng thi dùng suốt đời.





Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. 




sỏi gan


Sỏi gan còn được gọi là sỏi đường mật trong gan. Sỏi nằm ở vi quản mật, tiểu quản mật hoặc ống gan phải hay ống gan trái. Sỏi gan thường gặp nhiều tại các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là căn bệnh không thể điều trị triệt để do sỏi khó lấy và tỷ lệ tái phát sỏi cao sau điều trị 
Tỷ lệ sót sỏi trong một điều tra trên 4.197 trường hợp mổ sỏi gan ở Trung Quốc là 30%, tuy đã có sử dụng các đường trực tiếp vào ống mật để lấy sỏi. Sỏi gan có thể dẫn đến các biến chứng như trít hẹp ống mật, teo nhu mô gan, xơ gan do mật, viêm mủ đường mật tái diễn, tăng áp lực cửa, và cả suy gan thực sự.


Các yếu tố gây sỏi trong gan
Mật được gan tạo ra từ nước, chất điện giải, và các phân tử khác, bao gồm: cholesterol, bilirubin, các axit mật, phospholipid. Do vậy, sự ứ trệ dịch mật, mất cân bằng các thành phần tạo ra dịch mật (do nhiều yếu tố khác nhau) hoặc sự kết tủa bilirubin do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng là những yếu tố thuận lợi cho việc tạo sỏi gan.



Dấu hiệu thường gặp khi có sỏi trong gan
Biểu hiện lâm sàng của sỏi đường mật nói chung và sỏi đường mật trong gan nói riêng rất đa dạng, đau thường là do sỏi di chuyển. Thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình (gọi là tam chứng Charco) tuần tự xuất hiện: đau quặn gan; sốt nóng và rét run; vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu. Sỏi trong gan trái nhiều hơn trong gan phải, phần lớn là sỏi cứng, thường nằm rải rác. Một số trường hợp sỏi nằm trong nhu mô gan, không thể lấy sỏi được nếu không cắt gan. Đa số sỏi trong gan là sỏi sắc tố, có trường hợp tìm thấy cả xác giun đũa.

Phương pháp điều trị sỏi gan
Hầu hết bệnh nhân có chỉ định điều trị ngoại khoa, khi đã có triệu chứng viêm đường mật sẽ được can thiệp lấy sỏi sớm để phòng nguy cơ gây biến chứng. Những trường hợp chưa có triệu chứng và sỏi có đường kính dưới 5mm sẽ được theo dõi thêm.. Có nhiều phương pháp can thiệp điều trị : mổ mở, nội soi can thiệp, tán sỏi trực tiếp hay gián tiếp, dùng hóa chất để làm tan sỏi... Mục tiêu cuối cùng là lấy hết sỏi và tạo lập tốt sự lưu thông dịch mật. Với sỏi đường mật (bao gồm trong gan và ngoài gan), lấy sỏi bằng phương pháp mổ sẽ triệt để hơn nhờ phối hợp nhiều kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt sten các đường mật tắc hẹp đã mang lại những hiệu quả khích lệ. Sau mổ, lấy sỏi sót qua đường hầm kehr, xuyên gan hay qua da cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ tái phát. Tuy nhiên điều này không dễ dàng vì hầu hết bệnh nhân có sỏi trong gan thường bị tổn thương chít hẹp đường mật trước đó. Đặc biệt những trường hợp nhiều sỏi, sỏi sâu, rải rác trong gan kèm theo hẹp đường mật từng đoạn thì cũng chưa có phương pháp nào điều trị tối ưu.
Với những trường hợp sỏi gan được điều trị bảo tồn hoặc những trường hợp không lấy được hết sỏi, tái phát sỏi sau điều trị có nguy cơ ngẹt đường mật, nhiễm trùng đường mật lên tới 50%. Do vậy, những biện pháp dự phòng như giữ gìn vệ sinh trong ăn, uống, tẩy giun định kỳ, sử dụng thêm những loại đông dược giúp nhuận gan, lợi mật cũng hữu ích cho người bệnh trong trường hợp này.


thuoc chua benh soi than

Béo phì và bệnh sỏi thận


Béo phì làm tăng gần gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận, theo chuyên san Urology. Các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) đã phân tích thông tin về chỉ số khối cơ thể (BMI) và tỷ lệ bị sỏi thận của những người béo phì và người bình thường ở 95.598 người trong vòng 5 năm.


Kết quả cho thấy chỉ có 2,6% người có cân nặng bình thường bị chẩn đoán mắc sỏi thận trong khi đó tỷ lệ ở những người béo phì là 4,9%. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy cân nặng của những người béo phì không ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh. Trước nay, nhiều ý kiến cho rằng người càng nặng cân thì càng dễ mắc sỏi thận nhưng theo nghiên cứu nói trên thì dù béo phì nhẹ hay nặng đều có nguy cơ như nhau.

7 lý do để uống nước dừa

Nước dừa là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, không chất bảo quản, không chất phụ gia (tạo hương vị, tạo màu). Nó giàu dinh dưỡng hơn các loại sữa vì không chứa thành phần cholesterol, hầu như không có chất béo, ít chất đường và carbohydrate.



Nước dừa chứa các hỗn hợp hữu cơ giúp tăng cường sức khỏe ở các mặt sau đây:

1. Giữ thân nhiệt cơ thể mát và ở nhiệt độ thích hợp. Nước dừa bổ sung chất lưu tự nhiên cho cơ thể, nhất là sau khi tập thể dục, làm cân bằng nồng độ pH và làm giảm nguy cơ ung thư.

2. Mang chất dinh dưỡng và ôxy đến các tế bào. So với nhiều loại thức uống khác thì nước dừa non rất giàu chất điện phân và kali, giúp điều hòa huyết áp và chức năng tim.

3. Nâng cao sự trao đổi chất của cơ thể, giúp giảm cân và kiểm soát bệnh tiểu đường.

4. Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn và virus như cúm, mụn giộp và HIV.

5. Giải độc. Nếu bạn đang bị khó chịu sau khi uống rượu bia, sẽ không có gì giúp bạn thấy dễ chịu nhanh bằng việc uống nước dừa.

6. Giúp lưu thông máu và làm sạch đường tiêu hóa.

7. Làm tan sỏi thận và sỏi đường niệu, giúp dễ dàng bài tiết sỏi ra khỏi cơ thể. Nước dừa còn là giải pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng cho các vấn đề về đường tiết niệu.

Sakê trị bệnh

Quả sa kê:


Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Trái sa kê nấu chín là món ăn khá thú vị, đặc biệt các bộ phận như rễ, thân và lá của cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây.

Quả sa kê to như như quả mít tố nữ, tròn hoặc hình trứng. Quả sa kê mọc thành từng chùm, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Thường quả sa kê được xắt ra thành từng lát nhỏ, rổi tẩm với bột chiên giòn, ăn ngon như ăn bánh mì. Ngoài ra còn được dùng để nấu cà ri, đặc biệt hơn là người dân thuộc khu vực sông Mê Kông nấu món kiểm để sử dụng trong những ngày giỗ chạp, đình đám vì món này có vị béo ngậy của nước cốt dừa. Sa kê còn được xay thành bột để chế biến thành nhiều món ăn thường ngày như làm thành pho mát, bánh ngọt hay nấu với tôm, cá trộn hay gạo.

Đông y cho rằng rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; Lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp...

Quả Sa kê không hạt

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê tươi 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

Trị đau răng: lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.

BS. Hoàng Xuân Đại

Bệnh suy thận giai đoạn cuối

Bệnh suy thận giai đoạn cuối là khi thận không hoạt động được vĩnh viễn.

Các triệu chứng của suy thận?
Các triệu chứng của suy thận cấp và mạn tính có thể khác nhau. Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất

Cấp tính:
Xuất huyết, sốt, yếu, mệt mỏi, nổi ban, tiêu chảy hoặc tiêu chảy có máu, kém ăn, nôn nhiều, đau bụng, đau lưng, chuột rút, không đi tiểu hoặc đi tiểu rất nhiều, tiền sử nhiễm trùng gần (một yếu tố nguy cơ đối với suy thận cấp), da tái xanh, chảy máu cam, tiền sử uống một số thuốc nhất định (yếu tố nguy cơ đối với suy thận cấp), tiền sử chấn thương, sưng các mô, viêm mắt, phát hiện có khối ở ổ bụng, phơi nhiễm với kim loại nặng hoặc các dung môi độc lại.

Mãn tính:
Ăn uống kém, nôn, đau xương, đau đầu, mất ngủ, ngứa, da khô, khó ở, mệt mỏi khi hoạt động nhẹ, chuột rút, không đi tiểu hoặc đi tiểu rất nhiều, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, đi tiểu dắt, da xanh, hơi thở hôi, suy giảm thính lực, phát hiện có khối ở ổ bụng, sưng mô, bàng quang kích thích, trương lực cơ kém, thay đổi tâm trạng, cảm thấy vị kim loại trong miệng.

Làm thế nào để chẩn đoán suy thận?
Ngoài khám lâm sàng và hoàn thiện bệnh sử, các bước chẩn đoán bệnh suy thận có thể bao gồm:

- Xét nghiệm máu (để xác định công thức máu, điện giải, chức năng thận)

- Xét nghiệm nước tiểu

- Chụp X-quang ngực - một xét nghiệm sử dụng tia điện từ để cho ra hình ảnh các cơ quan nội tạng, xương trên phim.

- Chụp xương - một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hạt nhân đánh giá các thay đổi viêm khớp hoặc thoái hóa ở khớp, để phát hiện bệnh xương và khối u, để xác định nguyên nhân đau xương hoặc viêm.

- Siêu âm thận - một xét nghiệm không xâm lấn đưa sóng siêu âm vào thận và dựa trên sóng dội lại để đưa hình ảnh trên màn hình. Xét nghiệm này dùng để xác định kích thước và hình dạng của thận, và để phát hiện khối u, sỏi thận, nang hoặc tắc nghẽn hay bất thường.

- Điện tâm đồ (ECG hay EKG) – xét nghiệm ghi lại hoạt động điện của tim, cho thấy các bất thường nhịp và phát hiện tổn thương cơ tim.

- Sinh thiết thận - một thủ thuật trong đó 1 phần mô thận sẽ được lấy ra (qua kim nhỏ hoặc bằng phẫu thuật) để xét nghiệm dưới kính hiển vi, xác định xem có tế bào ung thư hoặc tế bào bất thường nào khác.

Nếu bạn gặp một hay nhiều triệu chứng như: thay đổi khi đi tiểu, phù, mệt mỏi, ngứa/phát ban trên da, buồn nôn và nôn, thở nông, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung, đau chân/cạnh sườn. Bạn nên nghĩ tới bệnh về thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận... Hiện trên thế giới và trong khu vực có những tiến bộ trong việc điều trị các bệnh lý này.

Nhân chuyến công tác tới Hà Nội và Hải Dương của bác sỹ Leong See Odd, chuyên gia về nội thận và ghép thận, bệnh viện Gleneagles, văn phòng đại diện tập đoàn Y tế ParkwayHealth tổ chức tư vấn miễn phí cho 20 bệnh nhân có bệnh lý về thận vào ngày 16 và 18 tháng 4 năm 2010.

Xơ xương do cường chức năng tuyến cận giáp

Cường chức năng tuyến cận giáp còn gọi là bệnh Recklinghausen, bệnh loạn dưỡng xương xơ thành túi, là bệnh do tuyến cận giáp tiết quá nhiều hormon vào máu. Bệnh gây ra những biến đổi ở xương và thận, thường gặp ở tuổi từ 20 - 50, nữ mắc nhiều hơn nam.

Hình ảnh xơ xương toàn thân trong bệnh cường tuyến cận giáp.

Làm thế nào phát hiện được bệnh?

- Tuy bệnh phát triển từ từ nhưng người ta vẫn có thể phát hiện ra bệnh nhờ các triệu chứng như sau: bệnh nhân thấy người mệt mỏi, một điểm rất lạ so với trước đây là người bệnh uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh và suy kiệt. Đau trong xương, nhất là đau xương bàn chân, gãy xương tự nhiên (gãy không do ngã hay chấn thương mạnh) nhiều lần, khi bị gãy xương lại không thấy đau, xương gãy rất lâu liền. Nhiều cái răng lung lay và một số cái bị rụng. Ăn mất ngon, buồn nôn hoặc nôn không liên quan với việc có ăn hay không ăn. Đi ngoài khi thì bị táo bón, lúc lại đi lỏng.

- Khi bệnh nhân đến khám thường đã rất gầy, da xỉn màu đất, khô. Do bị thưa xương, trước hết ở thân đốt sống và biến dạng các chi, nên bệnh nhân thấp hẳn so với trước, đi lắc lư, hay vấp ngã. Mặt khác, do yếu cơ và những rối loạn khác phối hợp nên bệnh nhân đi lại rất khó khăn, chỉ thích nằm.

- Nhìn thấy lồng ngực bệnh nhân hình thùng, xương sườn dày, có vết của nhiều chỗ gãy cũ. Khi sờ có thể phát hiện được nhiều nang ở xương, có những chỗ xương gãy không liền, tạo nên khớp giả. Nếu có nang trong xương sọ thì khi dùng ngón tay gõ nhẹ sẽ có âm vang.

- Bệnh gây ra nhiều tổn thương ở các cơ quan nội tạng như: Hệ tim mạch có nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp thường cao; Hệ tiêu hóa có dấu hiệu ăn không ngon, khó tiêu, dịch dạ dày có độ axit cao, loét hành tá tràng, dạ dày, thực quản, ruột; Đối với hệ tiết niệu: triệu chứng sớm nhất là uống nhiều, đái nhiều, nước tiểu có tỷ trọng thấp hơn so với bình thường. Sỏi thận, đặc biệt sỏi cả hai thận và hay tái phát. Theo nghiên cứu của nhiều bác sĩ khác nhau: sỏi thận do cường chức năng tuyến cận giáp gặp từ 6 - 15% số bệnh nhân. Sỏi kết hợp với nhiễm khuẩn có thể gây viêm bàng quang, viêm bể thận, thận ứ nước, viêm đường tiết niệu; Hệ thần kinh: bệnh nhân thấy đau, liệt, rối loạn chức năng các cơ quan trong hố chậu do chèn ép vào các rễ thần kinh hoặc chèn vào ngang tủy sống. Nhiều trường hợp có rối loạn tâm thần như trầm uất hoài nghi, sợ hãi, giảm trí nhớ, có người lại thể hiện tình trạng hưng phấn nhưng ít gặp.

- Một điểm lưu ý là cường chức năng tuyến cận giáp có thể tiến triển cấp tính, có những cơn cường cận giáp kịch phát với biểu hiện: sốt, buồn nôn, nôn liên tục, chán ăn, đau co thắt vùng bụng, táo bón, cơ rất yếu, hạ kali huyết, đái ít, trụy mạch, hôn mê, có thể tử vong trong thời gian ngắn. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân chỉ có một số triệu chứng trong số các triệu chứng nói trên vì bệnh gây tổn thương ở mỗi người mỗi khác.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định

- Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể thấy thiếu máu, tăng canxi, giảm phospho máu, tăng phosphat kiềm. Khi bị suy thận nặng, tăng phosphat và giảm canxi huyết, tăng urê huyết. Nước tiểu có pH kiềm, tăng phosphat niệu, tăng canxi niệu, có thể có protein niệu. Nước tiểu tỷ trọng thấp, trong nước tiểu thường có trụ hình, trụ hạt.

- Chụp Xquang có hình ảnh thưa xương lan tràn. Ở các xương ống, xương sọ, xương sống, vỏ xương mỏng, nhiều nang xương, các nang xương thường khu trú gần với sụn đầu xương dài, hình ảnh tiêu xương dưới cốt mạc ở các ngón cái và ngón giữa xương bàn tay, xương chầy, khuỷu tay, xương đòn. Điện tim khoảng QT rút ngắn do tăng canxi huyết.

Phương pháp điều trị và những lưu ý:

- Phương pháp duy nhất để chữa bệnh là mổ cắt bỏ khối u ở tuyến cận giáp. Một trong những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật là cơn têtani, có thể xuất hiện ngay những ngày sau phẫu thuật hoặc sau một tuần, có khi sau vài tháng. Vì vậy sau mổ, bệnh nhân cần phải được theo dõi ngoại trú trong thời gian dài, định kỳ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm, Xquang. Nếu không mổ cắt bỏ triệt để khối u, sớm hay muộn bệnh nhân cũng bị tàn phế. Còn phẫu thuật kịp thời, triệt để, sức khỏe sẽ phục hồi. Những trường hợp tổn thương nặng ở xương, thận, thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn.

- Bệnh được bác sĩ Recklinghausen mô tả lần đầu tiên vào năm 1892, nên người ta lấy tên ông đặt tên cho bệnh để ghi nhớ công lao của ông. Đến năm 1924 A.V.Rucakov chứng minh được cường chức năng tuyến cận giáp là do khối u của tuyến gây ra. Cường chức năng tuyến giáp có thể do: adenoma; hoặc do cường sản tuyến cận giáp.
BS. Ninh Hồng


Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. 

Tuesday, February 25, 2014

Bài thuốc đông y trị cảm lạnh

Nói đến cảm lạnh, ai cũng cảm thấy quá quen thuộc đến nỗi không ai là không thuộc lòng các triệu chứng của bệnh như đầu tiên thấy gai lạnh dọc sống lưng, sau đó hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi. Nhưng tại sao bệnh cảm lạnh quen thuộc là thế mà chúng ta, nhất là vào thời kỳ giao mùa, số lượng người mắc lại cứ ngày càng tăng lên, như thế là bệnh cảm lạnh vẫn là chuyện không xưa một chút nào.
Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn khí, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn.
Chính khí hay còn gọi là năng lực tự vệ của cơ thể, Đông y gọi là khí dương, có tác dụng chống lại các tác động từ bên ngoài vào như sự biến đổi thời tiết khí hậu như gió, mưa, nóng, lạnh. Ban ngày khí dương ở ngoài mặt da, ban đêm lui vào tạng phủ. Vì thế người ta hay bị cảm lạnh sau một đêm ngủ mà không mặc đủ ấm hoặc nằm nơi có nhiều gió lùa hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người.
Theo Đông y, vùng đầu mặt cổ là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương trong cơ thể, vì thế vùng đầu mặt là nơi chịu rét tốt nhất trong cơ thể. Vùng phía sau cơ thể là vị trí của hai đường kinh thái dương, đó có thể coi như cửa ngõ biên giới tuyến đầu bảo vệ cơ thể, vì thế thường khi gặp gió lạnh ở phía nào thì ta quay lưng về phía đó sẽ đỡ lạnh hơn. Khí lạnh muốn xâm nhập được vào cơ thể thì phải phá vỡ được phòng tuyến đó nên những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh là thấy ớn lạnh dọc sống lưng, đau nhức mỏi cổ vai gáy, nhức đầu và lạnh buốt hai chân.
Một số biện pháp đơn giản chữa cảm lạnh của Đông y:
Đánh gió: Dầu nóng hoặc một củ gừng tươi.
Cách tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu bằng kim loại cạnh tròn không bén đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.
Theo Đông y, đây là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Như vậy, đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.
Xông hơi: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).
Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng). Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.
Chú ý: Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu nấu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì như thế thì cơ thể sẽ mất một lúc lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.
Cháo giải cảm: Cháo thịt nạc hoặc cháo trứng, thái thêm một ít lá tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.
Đa số các trường hợp cảm lạnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó cơ thể suy giảm sức đề kháng nên có thể bị những bội nhiễm thứ phát gây viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em), viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi thời tiết bắt đầu thay đổi, chúng ta - nhất là cụ già và em nhỏ tối ngủ cần mặc ấm, đi tất phòng trời trở lạnh đột ngột, trước khi đi ngủ kiểm tra cẩn thận các cửa sổ, tránh gió lùa. Các em nhỏ khi đi học có thể cho thêm vào cặp sách một cái áo gió, phòng khi gió mùa đông bắc về. Các cụ già trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước nóng có tí gừng, khi muốn bước ra ngoài sân hay ra ngoài ban đêm, hay trời sáng mở cửa bước ra ngoài chúng ta nên có sự đề phòng gió lùa, nên đứng tránh sang một bên, cho người quen dần với sự thay đổi nhiệt độ, chú ý giữ ấm người, nhất là họng và ngực.
Khi đã bị cảm lạnh thì cần có sự chăm sóc tốt, ăn tăng cường chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại những biến chứng do các nhiễm trùng cơ hội có thể xâm nhập. Đặc biệt, trẻ em sau một đợt cảm lạnh bị bội nhiễm viêm phổi dễ bị suy dinh dưỡng gầy sút, các bà mẹ cần chăm sóc con hơn nhưng không nên kiêng khem quá kỹ cho trẻ.



BS. Thu Hương


Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. 

Điều trị thấp tim như thế nào?

Thấp khớp cấp là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch, xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A (LCK β - A) ở đường hô hấp trên gây tổn thương ở mô liên kết của nhiều cơ quan, trong đó quan trọng nhất là tổn thương khớp và tim. Nếu bệnh không được điều trị sớm và dùng thuốc đúng cách sẽ gây ra các biến chứng khó lường. Các tổn thương tại khớp thường chỉ thoảng qua và không để lại di chứng gì, nhưng tổn thương tại tim (chủ yếu các van tim) lại để lại những hậu quả nhiều khi rất nặng nề.
Biểu hiện của bệnh như thế nào?
Khi bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn β - A thì nguy cơ mắc thấp khớp là rất cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 50 - 70% bệnh nhân thấp khớp cấp có tiền sử viêm họng do liên cầu khuẩn. Có trường hợp viêm họng nhẹ thoảng qua biểu hiện bằng đau họng đơn thuần, cũng có khi không có biểu hiện viêm họng ban đầu. Sau viêm họng 7 - 15 ngày các triệu chứng của thấp khớp cấp xuất hiện: bệnh nhân sốt cao 38 - 390C, tim đập nhanh, da tái xanh, vã mồ hôi.
Các biểu hiện ở khớp: Thường biểu hiện bằng viêm khớp cấp di chuyển từ khớp nọ sang khớp kia. Các khớp sưng nóng đỏ đau nhiều, hạn chế vận động do sưng đau kéo dài vài ngày đến một tuần rồi khỏi chuyển sang khớp khác, không để lại di chứng gì. Các khớp hay bị là các khớp gối, cổ chân, khuỷu, vai, rất ít gặp các khớp nhỏ ngón chân tay, hầu như không gặp ở cột sống và khớp háng. Đôi khi triệu chứng ở khớp rất kín đáo chỉ có cảm giác đau mỏi hoặc viêm khớp kéo dài ít di chuyển, viêm các khớp nhỏ
Các biểu hiện trên tim: Thấp khớp có thể gây tổn thương trên cả 3 phần của tim: viêm màng trong tim; viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Tỷ lệ tổn thương tim gặp trong khoảng 30 - 90% bệnh nhân thấp tim. Khi bị biến chứng vào tim, bệnh nhân cảm thấy nhịp tim nhanh, khó thở, đau ngực trái...
Điều trị thấp tim ra sao?
Để hỗ trợ điều trị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển, giữ ấm, ăn nhẹ. Ở những bệnh nhân không có triệu chứng viêm cơ tim, có thể nằm bất động trong thời gian 2 - 3 tuần, nếu có viêm cơ tim thì thời gian bất động phải được kéo dài ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân có suy tim thì bất động khoảng 8 tuần cho đến khi các triệu chứng suy tim được cải thiện. Ngừng các vận động thể dục trong 6 tháng sau đó.
Hình ảnh tim bị tổn thương do thấp khớp cấp
Các loại thuốc được sử dụng là kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc điều trị suy tim, điều quan trọng nhất là phải dự phòng thấp khớp cấp.
Kháng sinh được sử dụng đầu tay trong bệnh lý này là penicillin G tiêm bắp hoặc penicillin V uống. Nếu dị ứng penicillin có thể thay bằng kháng sinh khác như erythromycin.
Các thuốc chống viêm được sử dụng phải dựa vào mức độ tổn thương của khớp và tim. Với viêm khớp đơn thuần thì có thể dùng aspirin. Nếu viêm tim mức độ nhẹ và trung bình thì phải dùng prednisolon bắt đầu từ liều tấn công rồi giảm dần cho tới khi hết các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu, miễn dịch trở về bình thường. Khi giảm liều prednisolon có thể bổ sung thêm aspirin 75mg/kg/ngày và tiếp tục trong 4 - 6 tuần sau khi đã ngừng prednisolon. Với thể nặng có thể dùng steroid đường tĩnh mạch.
Các bước điều trị trên phải được bắt đầu từ bệnh viện, nơi có chuyên khoa tim mạch và khớp, sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc tại nhà và các bước theo dõi tiến triển của bệnh cũng như lịch hẹn tái khám.
Dự phòng thấp khớp cấp bằng cách nào?
Việc sử dụng thuốc để dự phòng bệnh là rất quan trọng, bởi đây là một mắt xích chính trong việc kiểm soát bệnh.
Để dự phòng thấp khớp thứ phát nhằm ngăn ngừa các đợt thấp tái phát ở người đã bị thấp khớp cấp hoặc thấp tim cần sử dụng benzathin penicillin tiêm bắp thịt, cứ 3 tuần tiêm nhắc lại một lần; penicilin V 500.000 uống hàng ngày (tùy theo tuổi, cân nặng sẽ có hàm lượng hợp lý).
Thời gian phòng ngừa thấp tim:
Với trường hợp thấp khớp không có tổn thương tim thì cần dự phòng thấp trong 5 năm. Thấp tim có di chứng nhẹ ở một van tim thì người lớn dự phòng 5 năm, trẻ em dự phòng cho tới 18-20 tuổi. Thấp tim di chứng van tim nặng cần dự phòng thấp tái phát cho tới 40 tuổi hoặc suốt đời.
TS. Nguyễn Hải


Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.