Wednesday, February 26, 2014

sỏi gan


Sỏi gan còn được gọi là sỏi đường mật trong gan. Sỏi nằm ở vi quản mật, tiểu quản mật hoặc ống gan phải hay ống gan trái. Sỏi gan thường gặp nhiều tại các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là căn bệnh không thể điều trị triệt để do sỏi khó lấy và tỷ lệ tái phát sỏi cao sau điều trị 
Tỷ lệ sót sỏi trong một điều tra trên 4.197 trường hợp mổ sỏi gan ở Trung Quốc là 30%, tuy đã có sử dụng các đường trực tiếp vào ống mật để lấy sỏi. Sỏi gan có thể dẫn đến các biến chứng như trít hẹp ống mật, teo nhu mô gan, xơ gan do mật, viêm mủ đường mật tái diễn, tăng áp lực cửa, và cả suy gan thực sự.


Các yếu tố gây sỏi trong gan
Mật được gan tạo ra từ nước, chất điện giải, và các phân tử khác, bao gồm: cholesterol, bilirubin, các axit mật, phospholipid. Do vậy, sự ứ trệ dịch mật, mất cân bằng các thành phần tạo ra dịch mật (do nhiều yếu tố khác nhau) hoặc sự kết tủa bilirubin do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng là những yếu tố thuận lợi cho việc tạo sỏi gan.



Dấu hiệu thường gặp khi có sỏi trong gan
Biểu hiện lâm sàng của sỏi đường mật nói chung và sỏi đường mật trong gan nói riêng rất đa dạng, đau thường là do sỏi di chuyển. Thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình (gọi là tam chứng Charco) tuần tự xuất hiện: đau quặn gan; sốt nóng và rét run; vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu. Sỏi trong gan trái nhiều hơn trong gan phải, phần lớn là sỏi cứng, thường nằm rải rác. Một số trường hợp sỏi nằm trong nhu mô gan, không thể lấy sỏi được nếu không cắt gan. Đa số sỏi trong gan là sỏi sắc tố, có trường hợp tìm thấy cả xác giun đũa.

Phương pháp điều trị sỏi gan
Hầu hết bệnh nhân có chỉ định điều trị ngoại khoa, khi đã có triệu chứng viêm đường mật sẽ được can thiệp lấy sỏi sớm để phòng nguy cơ gây biến chứng. Những trường hợp chưa có triệu chứng và sỏi có đường kính dưới 5mm sẽ được theo dõi thêm.. Có nhiều phương pháp can thiệp điều trị : mổ mở, nội soi can thiệp, tán sỏi trực tiếp hay gián tiếp, dùng hóa chất để làm tan sỏi... Mục tiêu cuối cùng là lấy hết sỏi và tạo lập tốt sự lưu thông dịch mật. Với sỏi đường mật (bao gồm trong gan và ngoài gan), lấy sỏi bằng phương pháp mổ sẽ triệt để hơn nhờ phối hợp nhiều kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt sten các đường mật tắc hẹp đã mang lại những hiệu quả khích lệ. Sau mổ, lấy sỏi sót qua đường hầm kehr, xuyên gan hay qua da cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ tái phát. Tuy nhiên điều này không dễ dàng vì hầu hết bệnh nhân có sỏi trong gan thường bị tổn thương chít hẹp đường mật trước đó. Đặc biệt những trường hợp nhiều sỏi, sỏi sâu, rải rác trong gan kèm theo hẹp đường mật từng đoạn thì cũng chưa có phương pháp nào điều trị tối ưu.
Với những trường hợp sỏi gan được điều trị bảo tồn hoặc những trường hợp không lấy được hết sỏi, tái phát sỏi sau điều trị có nguy cơ ngẹt đường mật, nhiễm trùng đường mật lên tới 50%. Do vậy, những biện pháp dự phòng như giữ gìn vệ sinh trong ăn, uống, tẩy giun định kỳ, sử dụng thêm những loại đông dược giúp nhuận gan, lợi mật cũng hữu ích cho người bệnh trong trường hợp này.


thuoc chua benh soi than

0 comments:

Post a Comment