Tuesday, April 29, 2014

Bệnh sỏi thận : Bệnh nguy hiểm thường gặp


Sỏi thận là một trong những bệnh thường gặp nhất trong các bệnh sỏi đường tiết niệu và người Việt Nam lại thường để bệnh trạng rất nặng mới tới bệnh viện chữa trị, gây nên những hậu quả khá nặng nề...
Bác sĩ Ngô Văn Tiệp, trưởng khoa Tiết niệu tán sỏi, bệnh viện Tràng An, nguyên bác sĩ ngoại khoa tiết niệu, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bệnh viện Xanh-Pôn cho biết như thế.

Bệnh sỏi thận là gì?
Đó là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Box: Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi đó của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.

Các nguyên nhân dẫn đến sỏi thận:
1/ Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.

Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
2/ Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
3/ Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
4/ Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.
Độ tuổi bệnh nhân sỏi thận:
Thông thường sỏi thận bắt đầu xuất hiện ở người ngoài 20 tuổi, nhưng cũng có trường hợp trẻ 5 tuổi đã bị. Theo thống kê, nữ giới bị sỏi thận nhiều hơn nam giới.
Biểu hiện khi có sỏi thận:
Đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra được. Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt.
Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng.
Đái ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Đái buốt, đái rắt.
Các cơn đau ở lưng khi bị sỏi thận hầu như khó phân biệt với các cơn đau của chứng bệnh khác. Vì thế khi bị đau lưng nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán, nếu nghi bị sỏi thận thì cần được siêu âm, chụp X-quang để có thể điều trị kịp thời.

Có thể điều trị sỏi thận như thế nào?
Với sỏi nhỏ dưới 5mm, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài.
Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
Sau khi điều trị nội khoa như trên không có kết quả, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa với các phương pháp:
Mổ thận lấy sỏi: Đây là phương pháp cổ điển từ hàng trăm năm nay. Phương pháp này có thể gây các tai biến như chảy máu, nhiễm trùng từng phần, dò nước tiểu, nhiễm trùng toàn thân, thời gian hồi phục lâu, mất khoảng 3 - 4 tháng. Đặc biệt là dễ bị chảy máu do động mạch thận dính động mạch chủ và chỉ cách cuống thận khoảng 2 cm, chỉ chệch một chút là đã gây đứt động mạch, chảy máu ồ ạt và gây tử vong. Phương pháp này ngày nay hầu như không còn được áp dụng nữa.
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra như cát, như bột và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng trên dưới 3 cm. Nhiều người lo sợ tán sỏi ngoài cơ thể sẽ gây vỡ thận. Đây là quan niệm sai lầm vì máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích cực mạnh, nhưng không phá phần mềm của da, ruột, gan, thận mà đập trực tiếp vào sỏi.
Tán sỏi qua da: dùng ống có đường kính 10 - 15 mm đưa qua một lỗ đục ở lưng, ống có điện cực bắn phá sỏi trực tiếp, rồi đưa nước vào theo ống để tống sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp khá hiện đại, kết quả thành công cao.
Tán sỏi nội soi: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.
Nếu khó thực hiện các phương pháp trên do sỏi quá lớn, bệnh nhân có thể được mổ nội soi gắp sỏi ra ngoài.
Lưu ý bệnh nhân khi đi tán sỏi thận: Uống nhiều nước, nhịn tiểu để có kết quả siêu âm chuẩn xác. Sỏi sau khi tán ra ngoài nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào vị trí và kích thước. Có thể phải tán sỏi nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ. Sau mỗi lần tán sỏi, phải uống nhiều nước và có thể uống thuốc lợi tiểu.

Phòng bệnh sỏi thận:
Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
Uống nhiều nước (2 - 3 lít/ngày). Không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.

Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau đẻ), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.




Với tác dụng đa cơ chế, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. 

Tuesday, April 22, 2014

Nụ cười là thuốc bổ cho não

Nghiên cứu được tiến hành tại ĐH Loma Linda ở miền Nam California (Mỹ) trên một nhóm người lớn tuổi khỏe mạnh bình thường. Họ được thoải mái xem một video giải trí hài hước trong 20 phút. Trong khi đó một nhóm khác ngồi yên lặng và không xem video. Sau đó họ thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ và phân tích hormone gây stress trong mẫu nước bọt.



Kết quả cho thấy những người cười nhiều khi xem video hài đã có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ ngắn hạn. Và lượng cortisol (hormone gây stress) trong nước bọt cũng giảm đáng kể ở nhóm xem phim hài hước. Khi có ít căng thẳng, bộ nhớ sẽ làm việc hiệu quả. Hành động cười hoặc chỉ đơn giản là thưởng thức một số câu chuyện hài hước sẽ làm tăng lượng endorphins, giúp đưa đến cảm giác vui sướng, thoải mái, cải thiện tâm trạng. Ngoài ra khi cười, hệ thống miễn dịch cũng sẽ hoạt động tốt hơn. "Khả năng nhận thức và ghi nhớ mọi thứ sẽ suy giảm khi chúng ta già. Việc tươi cười với mọi người hoặc thậm chí chỉ xem 20 phút chương trình hài hước trên truyền hình mỗi ngày sẽ giúp người cao tuổi hạn chế đáng kể những cẳng thẳng trong cuộc sống", tiến sĩ Gurinder S. Bains, tác giả nghiên cứu đưa ra lời khuyên.
Với tác dụng đa cơ chế, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. 

Monday, April 21, 2014

Sỏi thận 6mm chữa như thế nào?



Hỏi: Khám định kỳ, kết luận tôi bị sỏi thận 0,6. Không có biểu hiện gì, xin cho biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận. (Nguyễn Văn Thanh, 53 tuổi, 31 - Đường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái Nguyên)


Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân trả lời:
Với kích thước sỏi 6mm, bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng thuốc Đông dược thành phẩm như thuốc trị sỏi thận Sirnakarang để làm bào mòn sỏi, khi sỏi nhỏ đến 1 mức độ nhất định sẽ theo đường nước tiểu đi ra khỏi cơ thể. Bạn nên uống từ 2 đến 3 gói mỗi ngày, kèm uống nhiều nước. Ngoài ra, để tránh tái phát bạn nên ăn hạn chế những thức ăn chứa nhiều canxi.
_________________________
nguồn: soithan.vn




Với tác dụng đa cơ chế, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. 

Thursday, April 17, 2014

Cách tránh bệnh sởi hiệu quả

Ngừa sởi hiệu quả trong đỉnh dịch "Người lớn chưa tiêm sởi, khi nhiễm virus có thể lây cho trẻ. Mẹ chưa tiêm phòng, chưa bị sởi thì con cũng dễ mắc bệnh này trước 9 tháng tuổi", chuyên gia bệnh truyền nhiễm khuyến cáo. Bộ Y tế: Chúng tôi không giấu dịch sởi / 25 trẻ tử vong vì bệnh sởi / Dịch sởi nặng nhất trong hàng chục năm Trước thông tin nhiều trẻ mắc sởi bị biến chứng nặng, thậm chí tử vong, nhiều ông bố bà mẹ vô cùng hoang mang, tìm mọi biện pháp ngừa bệnh cho trẻ. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, chủ đề bàn luận về cách ngừa bệnh, tình hình sởi... thu hút rất đông người tham gia, trong đó các bà mẹ có con còn nhỏ, chưa tiêm phòng sởi, hay ốm đau... càng bày tỏ sự lo lắng.

 Cậu con trai sốt gần tuần chưa khỏi, chị Ngân (Hoài Đức, Hà Nội) không dám đưa cháu tới viện khám vì sợ bị lây, nhưng khi nhận kết quả bé sốt virus chị cũng không an tâm vì biết nhiều trường hợp trẻ bị sởi ban đầu cũng nhầm bệnh khác. Người mẹ trẻ gọi điện tư vấn, muốn lấy mẫu máu của con đi xét nghiệm xem bé có bị sởi không, nhưng bác sĩ cho hay, chỉ sau hai ngày phát ban, mẫu máu mới cho kết quả dương tính với sởi, nên hiện tại có đi xét nghiệm cũng chưa thể biết chính xác. "Em bé nhà mình chỉ sốt, quấy khóc, không phát ban, không ho. Nhưng mình vẫn vô cùng lo lắng vì biết đã có trăm trẻ chết vì sởi.

Con chị họ mình, từng điều trị nửa tháng ở bệnh viện tỉnh vì sốt virus không đỡ, cuối cùng lên tuyến trên mới phát hiện bị sởi, đã biến chứng viêm phổi nặng, nguy kịch đến tính mạng", chị Ngân nói. Tranh thủ giờ nghỉ trưa nay, chị Hoàng Thảo, làm việc tại Cầu Giấy, Hà Nội cùng một số đồng nghiệp ghé qua chợ Nghĩa Tân mua hạt mùi để phòng sởi cho con. "Nghe nói uống nước hạt mùi, tắm nước lá hay hạt mùi nấu lên có thể ngừa bệnh cho con, mình cũng thử, chẳng biết có tác dụng gì không nhưng lúc này, phải làm gì đó mới bớt lo", chị Thảo kể. Cả nhà chị đã được khuyến cáo, mọi người lớn đi làm về tới nhà đều phải rửa tay xà phòng, cho bé uống thêm vitamin C, hạn chế tới chỗ đông người... để phòng bệnh cho con.

Theo phó giáo sư Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, dịp này, bệnh nhân sởi tăng cao vì thời gian qua nhiều bà mẹ chủ quan không cho con đi tiêm phòng, khiến trẻ không có miễn dịch chống lại sởi. Thực tế, những bệnh nhân đã và đang điều trị sởi tại đây đều chưa tiêm ngừa. Giải thích việc có trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc sởi, ông Huy nói: "Hiện nay, nước ta dùng loại văcxin sống giảm độc lực có hiệu quả cao, khoảng 85% trẻ được tiêm phòng sởi sẽ không mắc bệnh, còn lại 15% trẻ tiêm rồi chưa được bảo vệ có thể do sức khỏe của bé không tốt khi tiêm hay vì lý do nào đó gây vô hiệu văcxin".

 Chính vì điều này, hiện Bộ Y tế triển khai tiêm mũi 2 nhắc lại để củng cố và bảo vệ cho trẻ sau khi đã tiêm mũi 1. "Nếu đã tiêm 2 mũi thì chắc chắn cả đời không bị mắc sởi. Tiêm văcxin là biện pháp ngừa sởi tốt nhất", bác sĩ Huy nhấn mạnh. Hiện mũi sởi được tiêm miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Khoa học đã nghiên cứu, các nước khác tiêm cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên vì thường sau thời điểm này trẻ mới có nguy cơ mắc bệnh, do hết kháng thể mẹ truyền cho. Tại Việt Nam, dịch sởi chưa chấm dứt nên trẻ được tiêm sớm hơn, từ 9 tháng tuổi. Những trẻ nhỏ tuổi hơn mắc bệnh có thể do mẹ chưa tiêm phòng, chưa từng bị sởi nên không có kháng nguyên truyền cho con. Bác sĩ Bùi Vũ Huy cho rằng, các bài thuốc dân gian như uống, tắm nước hạt mùi... chưa có chứng minh bằng khoa học nên chưa thể khẳng định có tác dụng gì với sởi hay không.

Tuy nhiên, người dân cần lưu ý vì hiện nay, rất nhiều loại hạt, cây khô được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản nên có thể gây viêm da, nguy hiểm cho trẻ. Việc phân biệt sởi với các dạng phát ban khác không đơn giản, với cả chính các bác sĩ. Bởi vậy, phụ huynh khi thấy con có các biểu hiện trên, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhà để được khám, xác định nguyên nhân và tư vấn điều trị, không nên tập trung ngay ở cơ sở tuyến trên, tránh lây chéo. Ông cho biết, sởi vốn là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, dễ lây thành dịch trong cộng đồng. Mùa xuân là thời điểm dịch sởi xảy ra và lan rộng nhiều nhất. Người khi mắc bệnh thường có các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39-40 độ C, mệt mỏi kèm viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho. Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.

 Bệnh sởi nguy hiểm là do virus gây bệnh làm suy giảm miễn dịch của bệnh nhân, khiến có nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng như: viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy kéo dài, lao... Ngoài tiêm văcxin, để phòng sởi, phó giáo sư Bùi Vũ Huy cho rằng, nên hạn chế giao lưu, hội họp bởi người lớn nhiễm virus sởi có thể lây cho trẻ. Cần đeo khẩu trang. Ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. "Thực tế, việc phòng bệnh bằng các cách ngoài văcxin không đạt hiệu quả bao nhiêu tại thời điểm này, bởi ai cũng cần hít thở, trò chuyện. Thông thường, sau khi tiêm 2-3 tuần văcxin mới bắt đầu có hiệu quả ngừa bệnh", ông nói.




Với tác dụng đa cơ chế, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. 
tag: bệnh sỏi thận, triệu chứng sỏi thận,

Thursday, April 10, 2014

Điều trị và phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp hay còn gọi tăng xông (tension). Và là bệnh thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền



Cao huyết áp là một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính. Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan như cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp hoặc là tổn thương thận.
Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, con số 120 biểu thị cho huyết áp tâm thu (áp lực cao nhất trong lòng động mạch) và 80 biểu thị cho huyết áp tâm trương (áp lực thấp nhất trong động mạch). Mức huyết áp từ trên 120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lân được gọi là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có thể là nguyên phát hay thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát tức là tăng huyết áp mà không tìm ra được nguyên nhân, chiếm tới 95% trường hợp người lớn bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát là thuật ngữ dùng để chỉ là tăng huyết áp mà biết được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ví dụ như là do bệnh thận, do u bướu, hay là do thuốc ngừa thai dạng uống.
Khoảng 73 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh tăng huyết áp. Căn bệnh này cũng ảnh hưởng lên khoảng 2 triệu thanh thiếu niên ở quốc gia này.


Các nguyên nhân gây tăng huyết áp:
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tăng huyết áp vẫn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn bệnh tăng huyết áp như:
. Hút thuốc lá.
. Béo phì hoặc dư cân.
. Đái tháo đường.
. Công việc đòi hỏi phải ngồi lâu.
. Thiếu hoạt động thể lực.
. Lượng muối ăn vào nhiều.
. Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.
. Thiếu hụt viatmin D.
. Uống rượu nhiều.
. Căng thẳng.
. Tuổi già.
. Các loại thuốc ví dụ như thuốc ngừa thai dạng uống.
. Gen: yếu tố về gia đình cò người có tiền căn bị tăng huyết áp.
. Bệnh thận mạn tính.
. Bướu hay các bệnh lý của tuyến thượng thận hay tuyến giáp.

Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp:
Không có gì bảo đảm rằng một người bị cao huyết áp sẽ có biểu hiện các triệu chứng của căn bệnh này. Khoảng 33% trường hợp thực sự không biết là mình bị cao huyết áp.
Vì vậy, khuyên rằng mọi người nên đi khám và đo huyết áp định kỳ cho dù rằng không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp nặng có thể có những triệu chứng như:
. Đau đầu dữ dội.
. Mệt mỏi.
. Hoa mắt chóng mặt.
. Nôn ói.
. Có vấn đề về thị giác.
. Đau ngực.
. Các vấn đề về hô hấp.
. Tiểu máu.

Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán như thế nào?
Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán bởi các chuyên gia về sức khỏe, họ sẽ đo huyết áp cho bạn bằng dụng cụ gọi là huyết áp kế. Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ được ghi nhận và so với bảng giá trị bình thường. Nếu huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg, nghĩa là bạn bị tăng huyết áp.
Tuy nhiên, một chỉ số kết quả huyết áp cao nhất thời có thể là tăng huyết áp giả tạo hoặc là do sự căng thẳng. Để tiến hành chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, các bác sĩ lâm sàng sẽ khám và hỏi về tiền căn bệnh lý của bạn và gia đình bạn. Bác sĩ cần phải biết rằng liệu bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp như hút thuốc lá, cholesterol máu cao, hay là đái tháo đường hay không.
Nếu như có thể giải thích được lý do tăng huyết áp, các xét nghiệm như đo điện tim sẽ được thực hiện để đo lượng mức độ hoạt động điện của tim và khảo sát các cấu trúc của tim. Các xét nghiệm máu khác cũng rất cần thiết để xác định nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát như khảo sát chức năng thận, nồng độ các chất điện giải, đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu.

Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Mục đích chính của điều trị bệnh tăng huyết áp là giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Việc điều trị tăng huyết áp rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim.
Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.
Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm các thuốc như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế chuyển canxi, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.

Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?
Có thể phòng ngừa tốt chứng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, trong đó cơ bản là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Điều quan trọng là phải giữ cân nặng vừa phải, giảm lượng muối ăn vào, giảm uống rượu và giảm căng thẳng.
Để phòng ngừa tổn thương các cơ quan và các bệnh lý có thể gây ra nởi tăng huyết áp như suy tim, tổn thương thận, điều quan trọng lMức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, con số 120 biểu thị cho huyết áp tâm thu (áp lực cao nhất trong lòng động mạch) và 80 biểu thị cho huyết áp tâm trương (áp lực thấp nhất trong động mạch). Mức huyết áp từ trên 120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lân được gọi là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có thể là nguyên phát hay thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát tức là tăng huyết áp mà không tìm ra được nguyên nhân, chiếm tới 95% trường hợp người lớn bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát là thuật ngữ dùng để chỉ là tăng huyết áp mà biết được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ví dụ như là do bệnh thận, do u bướu, hay là do thuốc ngừa thai dạng uống.
Khoảng 73 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh tăng huyết áp. Căn bệnh này cũng ảnh hưởng lên khoảng 2 triệu thanh thiếu niên ở quốc gia này.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp:
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tăng huyết áp vẫn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn bệnh tăng huyết áp như:
. Hút thuốc lá.
. Béo phì hoặc dư cân.
. Đái tháo đường.
. Công việc đòi hỏi phải ngồi lâu.
. Thiếu hoạt động thể lực.
. Lượng muối ăn vào nhiều.
. Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.
. Thiếu hụt viatmin D.
. Uống rượu nhiều.
. Căng thẳng.
. Tuổi già.
. Các loại thuốc ví dụ như thuốc ngừa thai dạng uống.
. Gen: yếu tố về gia đình cò người có tiền căn bị tăng huyết áp.
. Bệnh thận mạn tính.
. Bướu hay các bệnh lý của tuyến thượng thận hay tuyến giáp.

Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp:
Không có gì bảo đảm rằng một người bị cao huyết áp sẽ có biểu hiện các triệu chứng của căn bệnh này. Khoảng 33% trường hợp thực sự không biết là mình bị cao huyết áp.
Vì vậy, khuyên rằng mọi người nên đi khám và đo huyết áp định kỳ cho dù rằng không có bất cứ triệu chứng nào của bệnhtăng huyết áp.

Tăng huyết áp nặng có thể có những triệu chứng như:
. Đau đầu dữ dội.
. Mệt mỏi.
. Hoa mắt chóng mặt.
. Nôn ói.
. Có vấn đề về thị giác.
. Đau ngực.
. Các vấn đề về hô hấp.
. Tiểu máu.

Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán như thế nào?
Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán bởi các chuyên gia về sức khỏe, họ sẽ đo huyết áp cho bạn bằng dụng cụ gọi là huyết áp kế. Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ được ghi nhận và so với bảng giá trị bình thường. Nếu huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg, nghĩa là bạn bị tăng huyết áp.
Tuy nhiên, một chỉ số kết quả huyết áp cao nhất thời có thể là tăng huyết áp giả tạo hoặc là do sự căng thẳng. Để tiến hành chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, các bác sĩ lâm sàng sẽ khám và hỏi về tiền căn bệnh lý của bạn và gia đình bạn. Bác sĩ cần phải biết rằng liệu bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp như hút thuốc lá, cholesterol máu cao, hay là đái tháo đường hay không.
Nếu như có thể giải thích được lý do tăng huyết áp, các xét nghiệm như đo điện tim sẽ được thực hiện để đo lượng mức độ hoạt động điện của tim và khảo sát các cấu trúc của tim. Các xét nghiệm máu khác cũng rất cần thiết để xác định nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát như khảo sát chức năng thận, nồng độ các chất điện giải, đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu.

Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Mục đích chính của điều trị bệnh tăng huyết áp là giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Việc điều trị tăng huyết áp rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim.
Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.
Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm các thuốc như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế chuyển canxi, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.

Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?
Có thể phòng ngừa tốt chứng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, trong đó cơ bản là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Điều quan trọng là phải giữ cân nặng vừa phải, giảm lượng muối ăn vào, giảm uống rượu và giảm căng thẳng.
Để phòng ngừa tổn thương các cơ quan và các bệnh lý có thể gây ra nởi tăng huyết áp như suy tim, tổn thương thận, điều quan trọng là phải được tầm soát, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát huyết áp tốt trong gia đoạn đầu.à phải được tầm soát, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát huyết áp tốt trong gia đoạn đầu.
soithan.vn

Ai không được dùng kháng sinh Azithromycin

Azithromycin được sử dụng để điều trị nhiều loại khác nhau của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, như nhiễm trùng đường hô hấp (thể nhẹ và vừa), nhiễm trùng da, tai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phổi mắc tại cộng đồng. Ngoài ra, azithromycin đã từng được chỉ định để điều trị lỵ do nhiễm Shigella, nhiễm Helicobacter pylori trong loét dạ dày tá tràng...Azithromycin có thể uống (dạng viên nang, bột pha hỗn dịch) hoặc pha dịch truyền tĩnh mạch (không được tiêm thẳng vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp). Ngoài ra, thuốc còn có dạng dung dịch dùng để nhỏ mắt (trị nhiễm khuẩn mắt).
Khi dùng các tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là trên đường tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, đầy hơi, tiêu chảy, nhưng thường nhẹ. Đôi khi người bệnh có thể bị mệt mỏi, phát ban, đau đầu và chóng mặt, ngủ gà... Sử dụng lâu dài ở liều cao, azithromycin có thể làm giảm sức nghe (nhưng có hồi phục) ở một số người bệnh. Đối với phản ứng dị ứng nặng cần đề phòng như phản ứng phản vệ, phù (vì đây là dị ứng thuốc nguy hiểm). Đa số các tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc đều nhẹ hoặc trung bình và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm xảy ra, nhưng nếu xảy ra cần được xử lý kịp thời.
Hình minh họa
Không nên sử dụng kháng sinh này trị nhiễm khuẩn cho người đã từng có vấn đề về gan (vàng da) do dùng azithromycin, người đã bị dị ứng với thuốc này hoặc với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid (như erythromycin, clarithromycin...). Azithromycin uống không được dùng để điều trị ngoại trú viêm phổi vừa và nặng hoặc người bệnh do bị nhiễm khuẩn tại bệnh viện, suy giảm miễn dịch (những trường hợp này phải điều trị tại bệnh viện). Do azithromycin đào thải chủ yếu qua gan nên cần được dùng thận trọng ở người có chức năng gan bị tổn thương. Một số nghiên cứu lâm sàng gần đây còn cho thấy, azithromycin có liên quan tới nguy cơ tử vong và rối loạn nhịp tim nghiêm trọng khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài. Vì vậy, cần thận trọng cân nhắc khi sử dụng azithromycin, nhất là khi phối hợp nhiều thuốc cho người bệnh đã có bệnh tim. Người lớn tuổi có thể có nhiều khả năng có tác dụng phụ trên nhịp tim, trong đó có tỷ lệ tim nhanh đe dọa tính mạng.
Để dùng thuốc an toàn, cần tuân thủ liều lượng (trên từng bệnh nhân và từng loại bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định liều lượng cụ thể), thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi liều dùng (thêm hay bớt liều) hoặc dùng thời gian lâu hơn so với khuyến cáo. Không nên dùng các thuốc kháng acid có chứa nhôm hoặc magiê trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng azithromycin (như maalox, magnesia...) vì các thuốc này có thể làm cho azithromycin ít hiệu quả khi thực hiện cùng một lúc. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dùng thuốc vì azithromycin có thể làm cho bị cháy nắng một cách dễ dàng hơn.
DS. Hoàng Thu


Quả dứa trị sỏi thận

Tìm hiểu về công dụng của quả dứa (thơm) Dứa là một loại trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các nước ở Trung và Nam Mỹ. Dứa có chứa chất bromelain có tác dụng àm cho các chất đạm tan ra để cơ thể có thế hấp thụ. Với chất có chứa trong quả dứa thì cách chữa sỏi thận bằng quả dứa là có cơ sở khoa học. Chú ý, một vài nghiên cứu khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa. 


Dùng quả dứa (thơm) chữa trị bệnh sỏi thận Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo. Xin cho hỏi có đúng như vậy không?

Trả lời của lương y Y học cổ truyền: Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. 

Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt. 

Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. 

Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng. 
Với thể thấp nhiệt – biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. 

Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g. 

Với thể can uất khí trệ – biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng…, bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g. 

Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g. 

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày. 


Wednesday, April 9, 2014

Không nên cắt bao quy đầu cho trẻ, vì sao?


Một số nhà ngoại khoa còn cho rằng bao quy đầu là nguồn dự trữ da rất tốt của cơ thể để dự phòng hay thay thế những phần da khác khi không may bị mất một mảng da nào đó trên cơ thể.
Cắt bao quy đầu thường quy cho trẻ em vừa mới sinh có xu hướng ngày càng giảm dần, việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh ở Mỹ đã giảm xuống từ mức 90% trong thập niên 50 của thế kỷ trước xuống còn khoảng 65% hiện nay.
Ở Anh thì có tới 20% trẻ cắt bao quy đầu ở những năm 1950 nhưng tỷ lệ này giảm xuống còn 6% ở năm 1975.
Chứng kiến những đứa bé vừa mới sinh ra đã phải chịu đựng việc đau đớn, nhiều người cảm thấy đó là việc không nên làm đối với đứa bé và điều đó càng không đáng để làm hơn khi mà có quá nhiều đứa trẻ nếu không cắt bao quy đầu thì sau này chúng lớn lên cũng sẽ tự lộn ra được.
Do đó ở Mỹ và nhiều nước phương Tây đang có nhiều phong trào phản đối rất mạnh việc cắt bao quy đầu thường quy cho các bé trai.Quan điểm của họ về việc không nên cắt là:
- Để cho cơ quan sinh dục của trẻ phát triển tự nhiên (trời sinh thế nào thì cứ để như thế).
- Bao quy đầu có tính chất bảo vệ: Nó che chở quy đầu tránh những sang chấn, cũng như giúp bảo tồn được sự nhạy cảm của da quy đầu, giúp cho da quy đầu hồng hào hơn. Cắt bao quy đầu dễ làm cho da quy đầu chai sạn, bớt hồng hào và lỗ sáo bị cọ xát thường xuyên có thể gây hẹp lỗ tiểu.
- Đau đớn: Đối với người lớn, có người còn không chịu nổi sự đau đớn khi bị cắt chứ chưa nói đến những đứa bé. Sự đau đớn này không chỉ kéo dài từ lúc bị cắt cho tới khi liền sẹo, thông thường mất khoảng 2-3 tuần sau. Lúc đó quy đầu mới quen dần với cảm giác không được che chở.
- Nguy cơ chảy máu khi cắt, nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng xảy ra ở giai đoạn đầu đời của đứa bé rất nguy hiểm.
- Tốn tiền (chi phí cho việc cắt này có những nơi người ta lấy giá đến cả 5-7 triệu đồng)
- Hơn nữa, việc cắt bao quy đầu vẫn chưa có nhiều bằng chứng thật sự thuyết phục chứng tỏ rằng để làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu dưới.
- Tranh cãi trong việc cắt bao quy đầu làm tăng khả năng tình dục cũng chưa ngã ngũ. Cũng như chưa có bằng chứng thuyết phục về việc cắt bao quy đầu làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
- Một số nhà ngoại khoa còn cho rằng bao quy đầu là nguồn dự trữ da rất tốt của cơ thể để dự phòng hay thay thế những phần da khác khi không may bị mất một mảng da nào đó trên cơ thể.
- Ngoài ra, da bao quy đầu còn là nguyên liệu rất tốt cho việc tạo hình ống đái ở những trẻ bị tật lỗ đái thấp hoặc cao. Hiển nhiên cắt bao quy đầu sẽ không còn nguồn dự trự nữa.
Ở Việt Nam chưa có thông lệ cắt bao quy đầu cho em bé vừa mới ra đời, mà thông thường chỉ cắt bao quy đầu cho trẻ em hay người lớn khi bao quy đầu này gây ra nhiều phiền phức cho sức khỏe của họ (tức cắt bao quy đầu theo chỉ định của y tế). Do đó nếu bậc cha mẹ nào muốn cắt bao quy đầu cho em bé ngay vừa mới sinh ra cũng rất khó được đáp ứng.
Bác sỹ nam khoa Nguyễn Bá Hưng
(Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec)


Nước giếng bỗng tăng lên tới gần 45 độ C sau cơn mưa

Giếng nước được đào hơn 20 năm của gia đình bà Hoàng Thị Tông bỗng nhiên nghi ngút khói sau cơn mưa vì nhiệt độ nước tăng lên đến gần 45 độ C.
Ngày 6/4 vừa qua, phóng viên đến nhà bà Hoàng Thị Tông tại khu vực Đại học Thành, thôn Nam Đình, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc để tìm hiểu thực hư về giếng nước bỗng nhiên tăng nhiệt sau cơn mưa. Bà Hoàng cho biết, gia đình bà đã hết sức ngạc nhiên khi phát hiện làn khói mỏng bốc lên từ giếng nước, đến lúc múc nước lên mới biết nguyên nhân là do nhiệt độ nước giếng tăng cao.
Giếng nước bốc khói ngay vườn rau nhà bà Hoàng Thị Tông
Theo lời kể của bà Hoàng, giếng nước này do chính tay bố đẻ bà đào đã được hơn 20 năm. Khoảng 9 năm trước khi thành phố xây dựng Đại học Thành, gia đình bà mới chuyển về gần khu vực giếng nước sống và hàng ngày đều dùng nước giếng để giặt giũ, rửa rau. Từ sau cơn mưa chiều tối ngày 30 tháng trước, giếng nước bỗng nhiên tăng cao và giữ nguyên nhiệt độ khiến bà Hoàng không còn dám múc nước sử dụng nữa.
Bà Hoàng cho biết thêm, trước đây bà có lắp đặt máy bơm tại giếng này nhưng bây giờ cũng đã gỡ bỏ. Bản thân bà ngoài cảm giác kì lạ khó hiểu ra cũng không thể lí giải nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nước bỗng tăng cao như vậy. Hiện nay Cục nghiên cứu thủy địa chấn Quảng Châu đang tìm hiểu nguyên nhân nhưng vẫn chưa đưa ra được lời lý giải chính thức...


Tuesday, April 8, 2014

Thực hư trị sỏi thận bằng bưởi, dầu oliu

Nhiều người đang truyền nhau cách trị sỏi thận, sỏi mật bằng nước cốt bưởi và dầu oliu theo hướng dẫn của một trang web nước ngoài. Theo quảng cáo, “sẽ đem lại hiệu quả chỉ sau hai ngày điều trị”…

Qua tìm hiểu, được biết cách sổ sỏi mật kỳ lạ trên được giới thiệu tại một trang web nước ngoài có tên Curezone. Nhiều người mắc bệnh sỏi thận , sỏi mật ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh đã đã truyền tay nhau bản photo tài liệu hướng dẫn chữa trị lấy lại từ trang web này.

Hết sỏi sau hai ngày?
Theo hướng dẫn, cách “lấy sỏi” hết sức đơn giản, chỉ cần bốn muỗng canh epson salts (Magnesium sulfate, Mg S04 7H20 – các loại thuốc này dễ dàng mua được tại hiệu thuốc tây); 125 ml dầu oliu; một trái bưởi hồng lớn hoặc hai trái nhỏ (ép được 2/3 hoặc 1/2 ly nước bưởi lớn); ba ly nước lớn (khoảng 750 ml nước); 4 – 8 viên Ornithine. Toàn bộ số nguyên liệu này được chia thành hai lần, uống trong hai ngày liên tục, vào các giờ khác nhau và người bệnh sẽ thấy ngay…hiệu quả.

Cũng theo tài liệu, không chỉ những người có bệnh sử dụng, nhiều người bình thường cũng uống để “phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu có sỏi thì cho ra…sớm”. Tuy nhiên, trong đó lại không đưa ra chứng minh bằng siêu âm hay chẩn đoán hình ảnh trước và sau khi xổ sỏi.

Đem tài liệu hướng dẫn trên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa cả về Đông và Tây y, chúng tôi đều nhận được câu trả lời, bệnh nhân phải thận trọng với hướng dẫn chữa trị chưa được kiểm chứng.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Minh Phương, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai, gan là một khối đặc nên rất khó “tẩy” được sỏi ở gan nếu chỉ đơn giản bằng cách “uống nước bưởi, dầu oliu và thuốc xổ”.
Không có căn cứ y học

“Tôi có nghe nhiều về bài thuốc dân gian trị bệnh sỏi mật nhưng chưa từng nghe đến bài thuốc có thành phần như trên bao giờ”, BS Phương nói và cho biết thêm: sỏi mật có thể thấy trên mọi chỗ của hệ thống dẫn mật, trong gan, túi mật, ống túi mật, ống gan và ống mật chủ. Người bệnh chủ yếu bị sỏi ống mật, sau mới đến sỏi túi mật, còn sỏi trong gan có rất ít. Trong Tây y, điều trị sỏi gan, cũng thường phải điều trị nội khoa, nếu sỏi khu trú lớn phải phẫu thuật cắt cả phân thùy gan.


Về thuốc được giới thiệu trong tài liệu trên, BS Phương cho biết, Magnesium sulfate là thuốc xổ, có tác dụng tẩy nhuận tràng cho các bệnh nhân bị táo bón, vàng da do tắc. Ornithine chỉ là axit amin không phải là thuốc trị sỏi mật, gan. Vì vậy, rất khó có thể kết luận về phương pháp này.

BS Phương cũng tỏ ra nghi ngờ việc lấy sỏi qua đường “đi cầu” bởi con đường này có rất nhiều chất cặn bã, kể cả những viên sỏi bé, cứng nếu ta vô tình nuốt phải. Hơn nữa, trục sỏi mật như vậy, nếu gặp trường hợp sỏi lớn, không ra được mà tụt vào ống mật chủ sẽ gây tắc mật rất nguy hiểm.

GS TS Dương Trọng Hiếu, nguyên Trưởng khoa Tổng hợp Viện Y học cổ truyền nhấn mạnh, bưởi và dầu oliu có rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe nhưng để trị sỏi gan, mật thì từ xưa tới nay chưa ai dùng. Đông Y gọi chứng bệnh sỏi ở gan, mật là Thạch đởm, nguyên nhân do can uất, khí trệ mà thành. Vì vậy, cần tránh ăn các chất bổ béo, tránh lạnh và phải sống vui vẻ. Để trị sỏi mật, tùy theo bệnh mà dùng các vị thuốc khác nhau, trong đó có vị thanh bì - vỏ quýt xanh (có thể thay bằng vỏ bưởi) chứ chưa thấy dùng múi bưởi bao giờ.



Monday, April 7, 2014

Chữa bệnh và làm đẹp với Gấc


Gấc: thực phẩm nhiều công dụng
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Việt Nam đã chứng minh, gấc là loại quả sạch, an toàn và có hiệu quả chống oxy hóa cao hơn cà chua và cà rốt nhiều lần, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng. Màng đỏ quả gấc có 4 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Đó là beta-caroten, lycopen, alphatocopherol và các chất béo thực vật.
Beta-carotene là tiền sinh tố của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, giúp sáng mắt, phòng chữa các bệnh về mắt, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài ra, beta-carotene còn có khả năng giúp phòng ngừa ung thư gan, viêm gan và xơ gan nguyên phát. Lycopen là chất có khả năng chống oxy hóa rất cao, giúp giữ ẩm và làm sáng da, hạ cholesterol và lipit máu, rất tốt cho người bị tim mạch, đái tháo đường. Alphatocopherol trong dầu gấc chính là một nguồn vitamin E thiên nhiên, có tác dụng làm giảm sự gia tăng tế bào ung thư, đặc biệt ung thư vú và ung thư buồng trứng. Alphatocopherol giúp làm da mềm mại, chống sạm da, chống khô, xơ tóc;… Các axit béo thực vật là môi trường cần thiết để hòa tan các vitamin, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.
Một số bài thuốc chữa bệnh
Bổ sung vitamin A: (hỗ trợ điều trị khô mắt, mờ mắt, bổ mắt, làm sáng mắt, sạm da, trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng do thiếu Vitamin A ): Dùng dầu gấc trộn vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống, mỗi ngày khoảng 10g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram vitamin A. Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều cho trẻ em hàng ngày chỉ cần 8 giọt.
Trị quai bị: Hạt gấc 3 - 4 hạt đốt thành than, quai bị cói hoặc chiếu rách 5g đốt thành than. Hai thứ trộn đều rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.
Hoặc: Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.
Hoặc: Hạt gấc 3 - 4 hạt, đốt thành than, trộn đều với dầu vừng hoặc giấm thanh hay rượu, bôi đều lên chỗ sưng, ngày 3 - 4 lần. Tác dụng giảm đau, tiêu sưng rất tốt.
Trị tụ huyết do chấn thương: 50 hạt gấc đốt cháy đen, giã nhuyễn cho vào 1lít rượu trắng, ngâm trong lọ thủy tinh 2 tuần. Dùng để xoa bóp ngoài. Mỗi lần từ 5-10ml rượu, xoa bóp đều vào vùng da bị tụ máu.
Chữa mụn nhọt sưng tấy: Dùng hạt gấc giã nát, hòa với một ít rượu 30 - 40 độ, bôi lên vùng da bị mụn nhọt nhiều lần trong ngày sẽ chóng khỏi.
Làm đẹp
Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào, được sử dụng nhiều trong sản xuất dược mỹ phẩm như kem dưỡng da, son môi, cho làn da mịn màng, chống sạm da, khô da, rụng tóc,... Cách dùng: sử dụng dầu gấc hoặc bôi trực tiếp lên da.
Làm đẹp da mặt: Rửa sạch mặt, cho một chút dầu gấc (khoảng 5ml) ra tay sau đó thoa đều lên mặt và xoa đều nhẹ nhàng từ 15 - 20 phút cho thấm đều vào da. Tránh các vùng mắt và miệng. Đợi khoảng 30 phút, sau đó rửa lại mặt với nước ấm.
Trị mụn trứng cá, giúp da sáng mịn: Cùi quả gấc chín lượng vừa đủ, dằm nhuyễn, thêm vài giọt nước cốt chanh. Rửa sạch mặt, bôi hỗn hợp đó lên mặt, để khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tác dụng dưỡng da, trị mụn trứng cá rất tốt.

Cách làm dầu gấc
Bổ đôi quả gấc chín già và moi lấy ruột, phơi hoặc sấy khô rồi bóc tách lấy lớp màng đỏ bao quanh hạt và phơi khô giòn, thái nhỏ và cho vào nồi hoặc chảo, cho dầu ăn ngập và rán nhỏ lửa. Khi dầu đã chảy ra hết, tóp giòn, vớt bỏ tóp, rồi để nguội lọc qua phễu trên đã để sẵn miếng vải màn để loại cặn rồi cho vào chai có màu đã rửa sạch, sấy khô có nút đậy thật kín, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng để dùng dần.
Hoặc: Dùng màng hạt gấc đã sấy khô, xay nhỏ, cho vào dầu lạc hay mỡ lợn với tỷ lệ một phần màng, hai phần dầu. Ðung nóng 60-70 độ trong nửa giờ, luôn đảo đều. Sau đó, tắt lửa, đảo thêm 30 phút nữa. Ðể nguội, gạn dầu, bỏ bã. Dầu lạc hay mỡ lợn sẽ hòa tan chất dầu chứa trong màng gấc. Ðựng trong chai nhỏ, đổ đầy để tránh bị ô xy hóa.
Trong quá trình sử dụng không nên dùng dầu gấc để rán, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy caroten.
Bác sĩ Thu Vân
 

Sunday, April 6, 2014

Xét nghiệm, siêu âm: Thái quá và bất cập


Thưa bác, hai vợ chồng cháu lấy nhau đã hơn 2 năm, chúng cháu không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà tới nay vẫn chưa có một lần thụ thai. Vợ chồng cháu sốt ruột đã đành, nhưng còn “sức ép” của gia đình bên chồng đã làm cháu quá mệt mỏi, vì anh ấy là con “độc đinh”, lại là trưởng họ... Nếu
không có con thì hạnh phúc chúng cháu khó tồn tại... Rồi người bệnh òa lên khóc.
Bác ơi! Đây là kết quả xét nghiệm, siêu âm chụp Xquang của hai vợ chồng cháu mới làm xong. Cháu có hỏi nhưng không được giải thích. Bác sĩ bảo phải thụ tinh ống nghiệm, nếu vậy thì khả năng kinh tế của chúng cháu không thể đáp ứng và bác sĩ bảo thụ tinh ống nghiệm chưa chắc một lần đã được... Người bệnh lại khóc và đưa cho tôi một tập các xét nghiệm, siêu âm, Xquang.
Hình ảnh minh họa thụ tinh nhân tạo
Cầm tập hồ sơ mà tôi cũng cảm thấy choáng vì rất nhiều xét nghiệm, siêu âm đã được chỉ định: siêu âm đầu dò âm đạo, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm nội tiết... Tôi đếm được khoảng gần 30 chỉ số xét nghiệm từ creatinin, GOS, công thức máu, mỡ máu, đường huyết, protein niệu...
Sau khi đọc xong các kết quả, tôi thấy kết luận về phía vợ chỉ là rối loạn kinh nguyệt và niêm mạc tử cung mỏng, còn chồng là tinh trùng yếu và thiếu nên dẫn đến khó có thai. Tôi khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc để điều trị cho vợ và chồng (Tây y hoặc Đông y) và sinh hoạt vào thời điểm có thể thụ thai (thời kỳ rụng trứng), bồi bổ sức khỏe và không nên quá lo lắng. Thời gian thấm thoát trôi đi, khoảng 3 tháng sau, trong khi đang ngồi làm việc, tôi nhận được điện thoại của người bệnh báo tin vui đã có thai.
Từ việc đó, tôi suy ngẫm một điều khá lý thú trong nghề nghiệp và cuộc sống - đó là vấn đề hữu dư và bất cập. Mọi người đều thừa nhận việc dùng xét nghiệm và hình ảnh để chẩn đoán bệnh giúp người thầy thuốc xác định chính xác và nhanh chóng nguyên nhân, từ đó giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao và ít tốn kém. Bởi vậy, ngoài việc chẩn đoán lâm sàng thì các xét nghiệm và chẩn đoán qua hình ảnh là không thể thiếu được. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay, người ta thường lạm dụng tới mức không cần thiết việc chẩn đoán bằng hình ảnh và xét nghiệm dẫn tới hệ quả theo kiểu “đa thư loạn mục” làm mất tác dụng, làm cho bệnh nhân tốn kém và mệt mỏi về việc phải làm quá nhiều xét nghiệm, chiếu, chụp...
Trong cuộc sống cũng vậy, “hữu dư” (quá mức cần thiết) chưa hẳn đã tốt. Một người ăn quá nhiều, quá no sẽ cảm thấy khó chịu hơn là đói một chút (bất cập). Trong tự nhiên cũng vậy, nước là cần thiết, nhưng nếu nước quá nhiều sẽ gây lụt lội, úng ngập và hệ quả của việc dư thừa nước chắc ai cũng biết. Ngay cả hoạt động kinh tế cũng vậy, khi mà kinh tế khủng hoảng thừa thì sẽ gây ra rối loạn kinh tế không thể lường trước được.
Mọi cái nếu ở mức vừa đủ là tốt nhất. Trong việc sử dụng các xét nghiệm, hình ảnh... để chẩn đoán bệnh cũng vậy, chỉ nên dùng ở mức độ cần và đủ. Không nên dùng tràn lan quá mức cần thiết (hữu dư) chẳng những không mang lại lợi ích gì, đôi khi còn phản tác dụng và có hại cho người bệnh.
Nói hơi ngoa một chút: Một người mắc bệnh về tim mạch mà lại chỉ định làm thêm nội soi dạ dày, trực tràng thì chẳng có ý nghĩa gì cho việc chẩn đoán tim mạch cả.
Một điều cũng cần nói thêm là sau khi có kết quả xét nghiệm và hình ảnh, thầy thuốc nên giải thích cho người bệnh biết về kết quả đó, điều đó có lợi cho cả thầy thuốc và bệnh nhân vì ai cũng hiểu rằng việc chữa bệnh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh.
Một người bệnh không hiểu gì về tình trạng bệnh tật của mình thì làm sao có thể phối hợp với thầy thuốc?