Tuesday, April 1, 2014

Viêm loét dạ dày tá tràng

Ở Việt Nam 10% dân số bị viêm loét dạ dày, tá tràng mạn tính, những người nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), nhóm máu AB thấp nhất (2%).
Loét dạ dày là chứng bệnh dạ dày bị “ăn mòn” hoặc gặp phải những tổn thương. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp để ứng phó.

Ai dễ bị bệnh này?

Loét dạ dày không loại trừ ai, tuy nhiên nữ giới thường dễ mắc hơn nam giới. Bệnh có thể “tấn công” bạn nếu tìm thấy ở bạn môi trường và điều kiện tiềm năng. Người mắc chứng loét dạ dày sẽ có triệu chứng dễ nhận biết như đau rát vùng giữa hoặc phần bụng dưới, nôn, buồn nôn, ợ nóng. Cảm giác đau đớn sẽ càng dữ dội hơn khi đói bụng và sẽ thuyên giảm vào ban đêm.

Nguyên Nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Các nguyên nhân gây bệnh:
• Chế độ ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài; nghiện rượu, thuốc lá.
• Do thuốc và các hóa chất, thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid
• Do nguyên nhân thần kinh, thường gặp ở người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng
• Do nguyên nhân nội tiết đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan…
• Vệ sinh kém hoặc sống trong môi trường vệ sinh kém.
• Ăn uống không đảm bảo: thức ăn chưa chin, nước không được đun sôi

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như thế nào?


• Biểu hiện thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút – 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng. Có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào thì dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải.
• Đau còn có tính chu kỳ: đau khoảng 2-8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát.
• Có những bệnh nhân xuất hiện ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.
• Giảm cân không rõ nguyên nhân
• Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.

Viêm loét dạ dày có biến chứng gì?


- Hẹp nôn vị: biểu hiện đau bụng & nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.
- Thủng dạ dày: bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.
- Xuất huyết tiêu hóa: là biến chứng thường gặp nhất biểu hiện ói ra máu & đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.
- Ung thư dạ dày: Ung thư DD là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa, và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn.

Nguyên Tắc điều trị viêm loét dạ dày như thế nào? 
- Giảm yếu tố gây loét
- Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc
  Ngoài việc uống thuốc điều trị duy trì, đối với các bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị

Nguyên Tắc Ăn Uống cho Người Bệnh Viêm Loét Dạ Dày như thế nào?

1. Ăn chậm, nhai kỹ luôn là “khẩu hiệu hàng đầu” để bảo vệ dạ dày tránh được những rắc rối như đau, viêm, loét, ung thư… Sau khi ăn, đừng vội vận động ngay, nên ngồi nghỉ ngơi thư giãn khoảng một giờ. Nên chia nhỏ các bữa ăn để không tạo nên sức ép làm việc nặng nề với dạ dày. Có thể ăn 4 - 5 bữa mỗi ngày. Nên ăn nhẹ vào bữa tối.
2. Sinh hoạt, ăn uống nên có quy luật, kỵ ăn nhanh uống nhanh và không đúng giờ giấc.
3. Chú ý vệ sinh thực phẩm, kiên quyết không để cho vi sinh vật ở thế giới bên ngoài xâm nhập và làm nguy hại đến niêm mạc dạ dày.
4. Dung nạp những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng thanh đạm, ít ăn thực ăn chứa nhiều chất béo, cay, ngọt, hạn chế uống rượu và trà đặc.



0 comments:

Post a Comment