Thursday, April 3, 2014

Sự thật về đẻ mổ khiến mẹ "giật mình"


Ai cũng nói đẻ mổ thật nhẹ nhàng nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.
Ngày nay, tỷ lệ các mẹ bầu chọn phương pháp sinh mổ không ngừng gia tăng tới 30% các ca sinh nở. Nguyên nhân của nhu cầu này được cho là do tâm lý sợ đau đẻ, sợ hỏng "vùng kín" và có tính thẩm mỹ cao… Tuy nhiên, để có được điều này, mẹ cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ và qua một lần sinh mổ tôi tự nhận ra rất nhiều sự thật khiến tôi bàng hoàng, không hề như những gì mình đã được nghe và biết về đẻ mổ.
Bỗng dưng bị cạo lông mu
Tôi đã thật bất ngờ khi vừa bước lên bàn mổ đẻ đã bị y tá yêu cầu kéo quần để vệ sinh "vi-ô-lông". Theo lời y tá trong ekip mổ đẻ của tôi thì việc làm này nhằm giúp đảm bảo an toàn cho khu vực quanh vết mổ. Trong thời gian mang thai, tôi đã tìm hiểu về phương pháp sinh mổ nhưng chưa bao giờ đọc đến điều này và tôi đã vô cùng lúng túng khi để các y tá vệ sinh vùng "vi-ô-lông" cho mình. Vì vậy, tôi khuyên các mẹ trước khi đẻ mổ nên tự làm sạch vùng này để khỏi rơi vào tình trạng lúng túng như tôi.
Giây phút bé chào đời không long trọng như bạn nghĩ
Bạn có thể đang khá căng thẳng chuẩn bị cho sự ra đời của con yêu, một sự kiện chắc chắn là vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với mẹ nhưng xung quanh bạn, các y tá vẫn có thể vui vẻ tám chuyện về những chuyện chẳng hề liên quan như họ vừa khám phá một nhà hàng với đồ ăn cực ngon hay một cửa hàng quần áo đang bán phá giá.
Mẹ chớ nên ngạc nhiên hay tức giận về điều này vì có thể đối với bạn đây là khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa nhưng đối với họ đây chỉ là một công việc hàng ngày mà thôi. Các y tá cũng có thể sẽ cố gắng bắt chuyện với bạn, tâm sự để hiểu bạn hơn, giúp bạn phần nào vui vẻ hơn, quên đi mệt mỏi và nỗi đau đớn của ca mổ đẻ. Bạn cũng nên nhớ rằng nếu các nhân viên trong ê kíp đỡ đẻ của bạn có thể thoải mái cười đùa với nhau, đó cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng họ là một nhóm khá ăn ý và việc phẫu thuật sinh mổ có vẻ như không phải là một công việc quá khó khăn đối với họ.
Có mùi gì đó cháy…
Khi bạn được gây tê, chỉ những bộ phận từ nửa lưng dưới xuống mới bị tê liệt còn tất cả những bộ phận bên trên đều hoạt động bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ vẫn có thể nghe thấy âm thanh của dụng cụ mổ, ngửi thấy mùi và cảm nhận thấy từng đường dao trên cơ thể… Trong khi sinh mổ tôi đã ngửi thấy mùi gì đó như mùi cháy của bắp rang bơ nhưng mãi sau này tôi mới biết đó là mùi của các thiết bị phẫu thuật được đốt cháy sẽ khiến tôi bớt bị mất nhiều máu hơn.
Áp lực lắm!
Ca sinh mổ chỉ kéo dài trong khoảng 1 giờ nhưng vô cùng áp lực đặc biệt với sản phụ bởi chúng ta vẫn có thể cảm nhận được hết mọi việc đang diễn ra xung quanh mình. Tôi còn nhận thấy rõ bàn tay ai đó ấn thật mạnh trên ngực mình rồi cảm giác chờ đợi từng giây phút nghe tiếng khóc của con, căng thẳng đến nghẹt thở.
Có ống thông rất lạ
Sau khi mổ, mẹ sẽ được gắn ống để dẫn các dịch thải từ vết thương ra bên ngoài. Bác sĩ cũng sẽ khuyến khích bạn cố gắng ngồi dậy và đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 8 đến 12 giờ đồng hồ để giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn đồng thời để ngăn chặn các hiện tượng máu đông. Ống thông này sẽ khiến mẹ phải nằm liệt giường trong những giờ đầu sau sinh, sẽ rất khó chịu nhưng mẹ hãy cố gắng chịu đựng. Khi đã đi lại được, mẹ sẽ được tháo ống thông tiểu.
Y tá massage tử cung mẹ
Tôi đã đau tái mặt khi y tá thường xuyên đến xoa bóp vùng bụng gần vết mổ. Mãi sau này hỏi ra mới biết đây là cách massage tử cung để giúp tử cung co bóp và giúp sản dịch nhanh được tống ra ngoài. Tuy nhiên, vì không được chuẩn bị tâm lý trước nên tôi đã rất bất ngờ với việc làm này.
Theo Khám phá


1 comment: