Sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.
Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.
Khi thấy đau là sỏi đã lớn
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Các triệu chứng thường gặp là:
- Cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản. Đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi bệnh nhân chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc.
- Tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn, làm thận chảy máu.
- Có thể có sốt cao 38-39 độ C, hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát.
- Đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.
Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát
Để điều trị hiệu quả, việc xác định loại sỏi rất quan trọng. Có thể loại trừ sỏi thận nhỏ mà không phải phẫu thuật như uống nhiều trên 2 lít nước một ngày để sỏi tự ra. Ở cơ sở y tế, các bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp như:
-Tán sỏi ngoài cơ thể: Với sỏi đài bể thận đường kính dưới 20 mm, có thể dùng năng lượng siêu âm chiếu qua da vào các viên sỏi để phá vỡ chúng. Sóng siêu âm tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4 mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.
-Tán sỏi qua da: Đưa một máy tán sỏi qua da vùng thắt lưng vào thận. Viên sỏi sẽ bị tán vỡ nhờ sóng siêu âm và hút ra ngoài qua ống. Cách này có thể tán được những sỏi lớn,rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.
-Phẫu thuật: Áp dụng khi sỏi lớn đường kính trên 40 mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước...
Hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát. Do đó dù đã điều trị, bệnh nhân vẫn cần:
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày.
- Giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.
- Uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
- Người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hoóc môn cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.
Ngoài các biện pháp trên bạn có thể sử dụng thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang để phòng và điều trị sỏi.
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sirnakarang được bào chế dạng cốm dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.
Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát, vậy là phải uống thuốc phòng ngừa hả????
ReplyDeleteĐúng rồi đó bạn, uống nhiều nước, thỉnh thoảng mình uống thuốc để phòng bệnh. Thuốc Sirnakarang liều phòng bệnh là 1 gói/ngày x 30 ngày
ReplyDelete