Bố tôi 72 tuổi, hay bị chuột rút vào ban đêm ở bắp chân hoặc cơ bụng hay cơ ngực, mỗi lần bị chuột rút như vậy bố tôi thường rất đau. Bác sĩ có thể hướng dẫn giúp bố tôi cách phòng và chữa bệnh này?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng chuột rút ban đêm: do tăng hoạt động điện trong các cơ bắp; do mất cân bằng nước và các chất điện giải như canxi, magiê, natri và kali, thường xảy ra sau khi tập thể dục, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có thai...; do mắc một số bệnh: Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh...
Biểu hiện chuột rút về đêm thường là: co thắt dữ dội các cơ bắp chân, cơ ngực, bụng... thường kéo dài vài giây đến vài phút, nhưng sau đó triệu chứng đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày sau.
Biện pháp phòng và điều trị gồm: tránh ngồi lâu, tư thế của chân lúc nghỉ ngơi phải thoải mái. Hàng ngày, trước khi đi ngủ, nên tập một số động tác để làm giảm căng cơ bắp chuối. Kinh nghiệm của nhiều người đã khỏi chứng chuột rút nhờ bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như ăn chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bông cải xanh, bắp cải, cam, bưởi, cà chua, thịt lợn, khoai tây, cá ngừ... Khi bị đánh thức bởi chuột rút, cần giảm đau bằng cách: chườm nóng bắp thịt bị đau; xoa bóp nhẹ nhàng bắp thịt bị chuột rút, sau đó nâng cao chân lên. Luôn chú ý uống bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm.
BS. Trần Thanh Tâm
Với tác dụng đa cơ chế, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. |
0 comments:
Post a Comment