Sunday, December 5, 2010

Sỏi thận ở XY – Bệnh của nhân lười biếng


Nếu là nhân đang sở hữu những thói quen lười biếng như: lười uống nước, lười tiểu, lười măm những thực phẩm ngoài canxi... thì có thể bạn bị sỏi thận đấy!

Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những tinh thể của chất khoáng, muối và kim loại tích tụ lại trong thận dần dần hình thành sỏi. Đây là bệnh phổ biến của các XY chỉ đứng sau bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt đấy.

Nguyên nhân gây sỏi thận ở XY
Có nhiều nguyên nhân của sỏi thận như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc một số thuốc. Lối sống uống ít nước, thói quen tiểu ít trong một thời gian dài, chế độ ăn uống... khiến nồng độ các chất như canxi, uric, oxalat trong nước tiểu quá cao.... đều có thể góp phần gây nên sỏi thận.
Tuy nhiên, một nguyên nhân nữa phải kể tới là sự hình thành sỏi thận được thừa hưởng từ di truyền trong gia đình.


Tại sao XY bị sỏi thận nhiều hơn XX?
Lý do tại sao các XY bị sỏi thận ghé thăm nhiều hơn ở XX là do khối lượng các cơ trong cơ thể thường lớn hơn so với XX. Do đó, sự cố hàng ngày của các kết quả mô trong trao đổi chất thải tăng lên và khuynh hướng tạo thành sỏi nếu không tan khi trao đổi chất. Nguyên nhân quan trọng khác hơn là vì đường tiết niệu của XY phức tạp hơn so với đường tiết niệu của XX.

Ngoài ra do cấu trúc của niệu đạo dương vật dễ dẫn đến nhiễm các bệnh viêm nhiễm hoặc chấn thương dương vật có thể dẫn đến việc giảm thiểu thoát ra bàng quang và sự xuất hiện của sỏi thận. Đơn giản vì niệu đạo của XY dài, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu.

Triệu chứng sỏi thận ở XY
Sự hiện diện của sỏi thận được biểu hiện bởi các cơn đau dữ dội vùng bụng. Những cơn đau này thường co thắt dữ dội khiến bạn không thể tập trung việc gì. Cơn đau đớn sẽ tỏa khắp vùng bụng và đôi khi ảnh hưởng đến bẹn và bộ phận sinh dục nữa. Ngoài những triệu chứng này, sỏi thận có thể được đi kèm với cảm giác buồn nôn và sốt hoặc có máu trong nước tiểu.

Điều trị sỏi thận
Dựa trên kích thước của từng loại sỏi mà bác sỹ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị khác nhau. Với những sỏi nhỏ dưới 3-4mm, bạn có thể điều trị bằng thuốc đông y và những bài tập cũng giúp tan sỏi đấy.

Nếu sỏi có kích thước lớn trên 5-6 mm, phải nhờ tới sự can thiệp của ngoại khoa. Hiện phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến nhất là áp dụng kỹ thuật tán sỏi bằng hệ thống máy Direx Duet (công nghệ của Pháp). Được biết kỹ thuật này áp dụng điều trị cho bệnh nhân mọi lứa tuổi. Với phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần tán một lần duy nhất, không phải đến bệnh viện để tán đi tán lại nhiều lần như các kỹ thuật trước đây.

Phòng tránh sỏi thận như nào?
Cách tốt nhất để tránh những đau đớn của sỏi thận là chăm chỉ đi tiểu khi buồn tiểu bạn nhé. Ngoài ra, uống thật nhiều nước với mỗi bữa ăn và đặc biệt là sau khi bất kỳ hoạt động thể chất nào.
Cùng với việc này bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa và sôcôla, những loại thực phẩm có nhiều chất đạm như thịt. Ngược lại những thực phẩm giàu magiê và kali có thể giúp làm giảm cơ hội bị sỏi thận ở bạn đấy.

Hãy nhớ để tham khảo ý kiến bác sĩ, ngay sau khi các triệu chứng của sỏi thận xuất hiện để được chăm sóc ngay lập tức vì nếu để quá muộn bạn sẽ phải cắt bỏ thận thậm chí tử vong đấy.
Bonus một số địa chỉ khám sỏi thận

Khi bị sỏi thận hoặc nghi ngờ bị sỏi thận, bạn có thể đến khoa Tiết niệu các bệnh viện Đa khoa sau để được khám và điều trị nhé!
- Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM
- Bệnh viện Bình Dân TP.HCM
- Bệnh viện Nhiệt Đới TP. HCM
- Bệnh viện Quân Y 103 Hà Đông, Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội
- Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội
- Bệnh viện Quân Y 108 – Hà Nội


0 comments:

Post a Comment